|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu hôm nay 13/4: Trở lại trên mốc 100 USD/thùng sau khi Thượng Hải được nới lỏng

06:53 | 13/04/2022
Chia sẻ
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay sau khi tăng trở lại trên 100 USD/thùng trong phiên trước, vì các lệnh phong toả tại Thượng hải được nới lỏng và sản lượng dầu và khí đốt ngưng tụ của Nga giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: giá xăng dầu hôm nay 14/4

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,89% lên 101,5 USD/thùng vào lúc 6h58 (giờ Việt Nam) ngày 13/4. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 6 giảm 0,16% xuống 104,87 USD/thùng. 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h58 ngày 13/4/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 9/2022

Tokyo

76.400 

-

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 6/2022

ICE

104,87 

(0,16)

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 5/2021

Nymex

101,50

0,89

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (12/4), vì các lệnh phong toả tại Thượng hải được nới lỏng và sản lượng dầu và khí đốt ngưng tụ của Nga giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020. Cùng với đó là cảnh báo từ OPEC rằng họ sẽ không thể thay thế nguồn cung bị mất từ Nga. 

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 6,3% lên 104,64 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 6,7% lên 100,6 USD. Cả hai loại dầu thô đều giảm khoảng 4% vào phiên đầu tuần. 

Thượng Hải cho biết hơn 7.000 đơn vị dân cư đã được phân loại là các khu vực có nguy cơ thấp hơn sau khi báo cáo không có ca nhiễm mới trong 14 ngày. Các quận đã thông báo những cụm nào có thể được mở cửa trở lại. 

Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cảnh báo sẽ không thể thay thế 7 triệu thùng dầu/ngày và các chất lỏng khác của Nga bị mất trong bối cảnh các lệnh trừng phạt gây áp lực lên Nga và người mua. 

Cùng ngày, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết sản lượng dầu và khí ngưng tụ của Nga giảm xuống dưới 10 triệu thùng/ngày hôm 11/4, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020, do các lệnh trừng phạt và ràng buộc hậu cần cản trở thương mại. 

Theo các nguồn tin, sản lượng dầu trung bình của Nga giảm hơn 6% xuống 10,32 triệu thùng/ngày trong ngày 1-11/4 từ mức 11,01 triệu thùng trong tháng 3.

Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa cấm vận dầu mỏ của Nga, nhưng một số ngoại trưởng cho biết lựa chọn này đã được đưa ra.

Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, nhận định thị trường dầu mỏ vẫn dễ bị tổn thương bởi một cú sốc lớn nếu năng lượng Nga bị trừng phạt, và rủi ro đó vẫn còn nguyên.

OPEC, hôm 12/4, đã hạ dự báo sản lượng chất lỏng của Nga xuống 530.000 thùng/ngày cho năm 2022, nhưng cũng giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới, với tác động của việc Nga tấn công Ukraine, giá dầu thô tăng cao và sự bùng phát của đại dịch ở Trung Quốc.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều 12/4, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.

Theo đó, sau khi thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

- 838 đồng/lít

 26.471  đồng/lít

Xăng RON95-III

- 836 đồng/lít

 27.317 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

-700 đồng/lít

 24.380 đồng/lít

Dầu hỏa

-737 đồng/lít

 23.027 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

 0 đồng/kg

 20.929 đồng/kg

 

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 12/4.

Tố Tố

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.