|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu có thể tiếp đà tăng vào chiều nay?

07:58 | 11/09/2023
Chia sẻ
Lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu dự báo xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 trong nước có thể tăng 50-100 đồng/lít, dầu diesel có thể tăng 300-400 đồng/lít.

Hôm nay (11/9) là kỳ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước theo chu kỳ 10/lần.

Giá xăng dầu thế giới trong tuần qua có xu hướng đi lên khi giá dầu diesel tương lai của Mỹ tăng cao và lo ngại nguồn cung dầu thắt chặt sau khi Arab Saudi và Nga kéo dài việc giảm nguồn cung.

Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu cho biết thời gian qua, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore có xu hướng tăng nhẹ so với kỳ trước. Tuy nhiên, mức tăng không đáng kể.

Dựa trên diễn biến giá thế giới, các doanh nghiệp dự báo trong kỳ điều hành ngày 11/9, xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 trong nước có thể tăng 50-100 đồng/lít, dầu diesel có thể tăng 300-400 đồng/lít. Trường hợp dự báo trên là chính xác, giá mặt hàng xăng sẽ có lần tăng thứ 7 liên tiếp.

Nếu liên Bộ Công Thương - Tài chính chi quỹ bình ổn, tùy vào mức chi, giá xăng có thể tăng ít hơn, thậm chí quay đầu giảm nhẹ.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có 25 đợt điều chỉnh. (Ảnh: Hoàng Anh)

Trước đó, ở kỳ điều hành ngày 5/9, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

 + 270 đồng/lít

 24.871 đồng/lít

Xăng E5RON92

+ 132 đồng/lít

 23.471 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 291 đồng/lít

 22.645 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 505 đồng/lít

 22.814 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 277 đồng/kg

 17.704 đồng/kg

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 25 đợt điều chỉnh, trong đó có 5 đợt tăng, 7 đợt giảm và 3 đợt giữ nguyên. 

 

Hoàng Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.