|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 26/7: SJC tăng do lo ngại bùng phát dịch COVID-19 và căng thẳng chính trị Mỹ - Trung

07:31 | 26/07/2020
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay 26/7: Tuần qua (từ 20/7 - 25/7 ), giá vàng trong nước tăng chóng mặt tại hầu hết các cửa hàng hệ thống, sau khi vàng thế giới liên tục lập đỉnh kỉ lục và chính thức vượt mốc 1.900 USD/ounce.

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 27/7

Tổng hợp diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua  

Tuần giao dịch vừa qua (từ 20/7 - 25/7 ), giá vàng trong nước tăng chóng mặt tại hầu hết các cửa hàng hệ thống. Theo đó, giá mua - bán tăng mạnh nhất là 1.580.000 đồng/lượng và 2.000.000 đồng/lượng.

Cụ thể, tại phiên giao dịch thứ Hai ngày 20/7, giá vàng SJC không có nhiều biến động khi tăng nhẹ 70.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán so với phiên cuối tuần trước.

Sáng thứ Ba (21/7), vàng tăng khá mạnh từ 150.000 - 330.000 đồng/lượng (mua vào) và 200.000 - 310.000 đồng/lượng (bán ra).

Tuy nhiên, qua ngày thứ Tư chứng kiến vàng dựng đứng khi bật tăng lên 1.350.000 đồng/lượng ở chiều mua và bán ra tăng 2.000.000 đồng/lượng tại các cửa hàng kinh doanh.

Sang ngày thứ Năm (23/7), giá vàng tiếp đà tăng thêm. Giá mua - bán tăng lần lượt là 500.000 đồng/lượng và 600.000 đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu đã ghi nhận vàng ở chiều mua tăng vọt ngưỡng kỉ lục 1.580.000 đồng/lượng, trong khi chiều bán tăng 1.750.000 đồng/lượng

Vàng chỉ giảm nhẹ vào phiên sáng thứ Bảy (25/7) chứng kiến giá mua - bán được điều chỉnh giảm 400.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.

Theo đó, mức trần mua vào của vàng miếng SJC trong tuần được ghi nhận là 53,90 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra là 56,00 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay 26/7: SJC tăng do lo ngại bùng phát dịch COVID-19 và căng thẳng chính trị Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua tại DOJI (Nguồn: DOJI).

Diễn biến giá vàng thế giới trong tuần qua

Trên thị trường quốc tế, chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao ngay đạt ngưỡng 1.901,30 USD/ounce theo Kitco, vàng giao tháng 8 tăng 0,53% lên 1.899,95 USD.

Hôm thứ Hai (20/7), giá vàng thế giới giảm nhẹ do chỉ số NASDAQ Composite và S&P 500 Index và Chỉ số công nghiệp Dow Jones có xu hướng phục hồi.

Tuy nhiên, vàng tăng vọt lập đỉnh mới kể từ tháng 9/2011 hôm thứ Ba và bạc đạt mức cao nhất trong 4 năm do số ca nhiễm Covid-19 gia tăng và hi vọng các biện pháp kích thích tài chính hỗ trợ cho nhu cầu trú ẩn an toàn.

Vàng tiếp đà tăng nhờ thúc đẩy bởi sự bán tháo đồng USD và kì vọng gói kích thích để hỗ trợ sự phục hồi của các nền kinh tế bị đại dịch, trong khi bạc đã vượt qua ngưỡng 20 USD lên mức cao hơn 6 năm trong phiên ngày 22/7.

Hôm thứ Năm ngày 23/7, do căng thẳng leo thang giữa Mỹ - Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu tìm tới trú ẩn an toàn, trong khi bạc tiếp tục theo sát vàng để đạt mức cao gần 7 năm với hi vọng phục hồi nhu cầu nghành công nghiệp.

Vàng tiếp đà tăng thêm 1% khi đồng USD suy yếu và các biện pháp kích thích khổng lồ để hồi sinh nền kinh tế bị COVID-19 tấn công, trong khi sự gia tăng tại Mỹ làm lo ngại về khả năng phục hồi chậm.

Sau nhiều phiên liên tiếp tăng, vàng cũng đã xuyên thủng mức trần 1.900 USD/ounce kể từ năm 2011, khi mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng tồi tệ, thêm vào đó là sự lo ngại về nền kinh tế toàn cầu đang quay cuồng vì đại dịch Covid-19.

Trung Quốc đã ra lệnh cho Mỹ đóng cửa lãnh sự quán tại thành phố Thành Đô, để trả đũa về việc đóng cửa lãnh sự quán nước này ở Houston.

Sự gia tăng liên tục ghi nhận các trường hợp COVID-19 tại Mỹ khi ghi nhận số ca nhiễm vượt qua hơn 4 triệu vào thứ Năm và 15,58 triệu trên toàn thế giới.

Qui đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (23.270 đồng), giá vàng thế giới tương đương 52,96 triệu đồng/lượng, thấp hơn 2.360,000 đồng so với mức vàng trong nước.

Tuệ Mẫn

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.