|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 25/8: Bất ngờ giảm trở lại, mức giảm không quá 150.000 đồng/lượng

07:03 | 25/08/2021
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay quay đầu giảm trở lại theo xu hướng thế giới, nhưng vẫn trên ngưỡng tâm lý quan trọng 1.800 USD/ounce.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h30 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 26/8

Mở phiên giao dịch sáng thứ Tư ngày 25/8, giá vàng trong nước quay đầu giảm tại một số hệ thống kinh doanh.

Cụ thể, cửa hàng vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh hai miền Bắc - Nam niêm yết giá vàng SJC đồng loạt giảm 50.000 đồng/lượng ở cả chiều mua và chiều bán.

Tương tự, vàng miếng SJC tại hệ thống PNJ đứng yên (mua vào) và giảm 150.000 đồng/lượng (bán ra).

Trong khi đó, tại tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý, vàng SJC giữ nguyên không đổi ở cả hai chiều giao dịch.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 56,55 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 57,85 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác cũng điều chỉnh giảm trong sáng hôm nay. Cụ thể, giá vàng 24K giảm 100.000 đồng/lượng, vàng tây 18K giảm 80.000 đồng/lượng và vàng nhẫn 14K giảm 60.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Giá vàng SJC

Ngày 25/8/2021

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

56,45

57,17

-50

-50

SJC chi nhánh Sài Gòn

56,45

57,15

-50

-50

Tập đoàn Doji

56,25

57,85

-

-

Tập đoàn Phú Quý

56,55

57,55

-

-

PNJ chi nhánh Hà Nội

56,45

57,45

-

-150

PNJ chi nhánh Sài Gòn

56,45

57,45

-

-150

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

50,20

51,20

-100

-100

75% (vàng 18K)

36,55

38,55

-80

-80

58,3% (vàng 14K)

28,00

30,00

-60

-60

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 25/8: Bất ngờ giảm trở lại, mức giảm không quá 150.000 đồng/lượng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới quay đầu giảm

Trong phiên giao dịch sáng ngày 25/8, giá vàng giao ngay giảm 0,06% xuống 1.801,9 USD/ounce vào lúc 6h40 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 giảm 0,26% xuống 1.803,75 USD/ounce. 

Giá vàng ổn định trên mốc 1.800 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (24/8) vì một số nhà đầu tư đặt cược sự bùng phát của số ca mắc COVID-19 thời gian gần đây có thể ngăn chặn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố kế hoạch giảm hỗ trợ kinh tế tại hội nghị Jackson Hole. 

Ông Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals, cho biết thị trường đã chuyển từ dự đoán Fed sẽ trở nên cứng rắn hơn tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole sang COVID-19 khiến Fed không làm bất cứ điều gì họ muốn, kể cả trong năm nay.

Phản ánh tác động kinh tế của biến thể Delta là dữ liệu cho thấy tăng trưởng hoạt động kinh doanh của Mỹ đã chậm lại trong tháng 8.

"Điều có thể nhạy cảm với thị trường vàng là Fed có thể bắt đầu nói rằng lạm phát không phải là nhất thời như đã nghĩ và điều đó có thể khiến họ thắt chặt chính sách trong tương lai, mặc dù tác động của COVID-19 sẽ vượt qua lo ngại về lạm phát ở thời điểm hiện tại", ông Wyckoff nói. 

Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát, trong khi lãi suất tăng làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng. 

Ông Fawad Razaqzada, nhà phân tích thị trường của ThinkMarkets, cũng lưu ý rằng mức 1.805 - 1.810 USD/ounce rất quan trọng đối với vàng vì đường xu hướng giảm hội tụ với đường trung bình 200 ngày ở đó.

"Chúng ta có thể thấy sự sụt giảm tiềm năng, đặc biệt khi các nhà đầu tư chốt lời, xuống mức hỗ trợ tiếp theo xung quanh 1.795 USD và nếu vàng hạ xuống mức thấp nhất hôm 23/8 ở 1.776 USD, nó có thể kích hoạt một đợt bán kỹ thuật mới", ông Razaqzada nói. 

Đợt phục hồi gần nhất của vàng diễn ra ngay cả khi dòng tiền chạy khỏi các quỹ ETF. 

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc tăng 0,9% lên 23,86 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,1% xuống 1.012,5 USD, và giá palladium tăng 2,1% lên 2.451,18 USD, theo Reuters.

Tố Tố

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).