Giá vàng hôm nay 24/5: Tăng từ 50.000 đồng/lượng đến 100.000 đồng/lượng
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h50 sáng nay
Xem thêm: Giá vàng hôm nay 25/5
Giá vàng trong nước ngày 24/5 điều chỉnh tăng 50.000 - 100.000 đồng/lượng tại một số cửa hàng kinh doanh.
Theo đó, giá vàng SJC được điều chỉnh tăng 100.000 đồng/lượng tại doanh nghiệp Phú Quý.
Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng đứng yên ở chiều mua và tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều bán.
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 66,6 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 67,17 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đồng loạt giữ nguyên không đổi cho cả hai chiều mua - bán.
Giá vàng SJC |
Ngày 24/5/2023 |
Thay đổi (nghìn đồng/lượng) |
|||
Mua vào (triệu đồng/lượng) |
Bán ra (triệu đồng/lượng) |
Mua vào |
Bán ra |
||
Vàng miếng |
SJC chi nhánh Hà Nội |
66,55 |
67,17 |
- |
- |
SJC chi nhánh Sài Gòn |
66,55 |
67,15 |
- |
- |
|
Tập đoàn Doji |
66,50 |
67,10 |
- |
+50 |
|
Tập đoàn Phú Quý |
66,50 |
67,10 |
+100 |
+100 |
|
PNJ chi nhánh Hà Nội |
66,60 |
67,15 |
- |
- |
|
PNJ chi nhánh Sài Gòn |
66,60 |
67,15 |
- |
- |
|
Vàng nữ trang |
99,99% (vàng 24K) |
55,70 |
56,40 |
- |
- |
75% (vàng 18K) |
40,45 |
42,45 |
- |
- |
|
58,3% (vàng 14K) |
31,03 |
33,03 |
- |
- |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h50. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới tiếp đà phục hồi
Giá vàng phục hồi từ mức giảm đầu phiên trong ngày thứ Ba (23/5) vì đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm từ mức cao xác lập trước đó, trong khi các cuộc đàm phán trần nợ tại Mỹ kết thúc mà không có nhiều tiến triển.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 24/5, giá vàng giao ngay tăng 0,01% lên 1.975,7 USD/ounce vào lúc 7h16 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 6 cũng tăng 0,17% lên 1.977,95 USD.
Thị trường cũng được hỗ trợ sau khi dữ liệu sơ bộ về tâm lý của ngành sản xuất và dịch vụ tháng 5 của Mỹ được công bố.
Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Mỹ cho tháng 5 báo hiệu sự suy giảm mới, giảm xuống 48,5, theo báo cáo PMI của S&P Global Flash. Dữ liệu của tháng 5 đã làm thị trường thất vọng khi dự đoán dữ liệu phục hồi về mức 50.
Ngược lại, lĩnh vực dịch vụ đã tiếp tục ghi nhận tăng trưởng trong tháng 5, với chỉ số PMI tăng lên 55,1. Các cuộc khảo sát trên thị trường trước đó dự đoán dữ liệu tăng lên 52,6, theo Kitco News.
Ông Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng kinh doanh của S&P Global Market Intelligence, cho biết nền kinh tế Mỹ tiếp tục mở rộng trong tháng 5, dẫn đầu là lĩnh vực dịch vụ, chỉ ra sự khác biệt giữa sản xuất và dịch vụ.
“Trong khi các công ty trong lĩnh vực dịch vụ đang tận hưởng nhu cầu tăng vọt sau đại dịch, đặc biệt là đối với du lịch và giải trí, thì các nhà sản xuất đang phải vật lộn với các kho hàng quá tải và khan hiếm đơn đặt hàng mới do chi tiêu được chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ”, ông Williamson cho hay.
Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ đang tăng giá, gây áp lực lên lạm phát.
“Bây giờ đến lượt lĩnh vực dịch vụ tăng giá trong bối cảnh nhu cầu tăng trở lại và không có khả năng đối phó với các dòng đơn đặt hàng do thiếu năng lực. Tăng trưởng việc làm đã tăng tốc khi các công ty cung cấp dịch vụ tìm cách đáp ứng nhu cầu, nhưng thị trường lao động thắt chặt này trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ sẽ là mối lo ngại vì là nguyên nhân gây ra áp lực lạm phát hơn nữa", ông nói thêm.
Hôm 23/5, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Minneapolis, Neel Kashkari, cho biết lãi suất của Mỹ có thể phải tăng lên 6% trong khi Chủ tịch Fed tại St. Louis, James Bullard cho biết ngân hàng có thể vẫn cần tăng lãi suất thêm nửa điểm trong năm nay.
Các nhà đầu tư hiện chờ biên bản từ cuộc họp ngày 2 - 3/5 của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC), dự báo được công bố vào thứ Tư (24/5).