|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 22/2: SJC tăng thêm 350.000 đồng/lượng, chuẩn bị chạm mốc kỉ lục 46 triệu đồng

07:17 | 22/02/2020
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay ngày 22/2 duy trì đà tăng vọt của ngày hôm qua, tiến sát mốc 46 triệu đồng/lượng. Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng tăng hơn 1,5% do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới.

Giá vàng trong nước tiếp đà tăng vọt

Giá vàng hôm nay ngày 22/2 tiếp tục tăng mạnh trong khoảng 150.000 – 350.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h45.

Cụ thể, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, vàng SJC điều chỉnh tăng đến 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 250.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Tại Tập đoàn Doji và Tập đoàn Phú Quý, giá vàng tăng lần lượt 160.000 đồng/lượng và 150.000 đồng/lượng ở chiều mua còn chiều bán tăng 210.000 đồng/lượng và 250.000 đồng/lượng.

Còn tại hệ thống PNJ, vàng SJC tăng 150.000 đồng/lượng và 350.000 đồng/lượng theo hai chiều mua - bán so với giá chốt phiên chiều qua.

Tại phiên giao dịch cuối tuần hôm nay giá trần mua vào của vàng miếng SJC chạm mốc 45,55 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC vươn lên ngưỡng 45,92 triệu đồng/lượng.

Với vàng nữ trang SJC cũng tiếp tục tăng mạnh ở tất cả các loại. Cụ thể, vàng nữ trang SJC loại 24K tăng 250.000 đồng/lượng, vàng nữ trang SJC loại 18K tăng 287.000 đồng/lượng và loại 14K tăng 145.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Giá vàng hôm nay 22/2: SJC tăng thêm 350.000 đồng/lượng, chuẩn bị chạm mốc kỉ lục 46 triệu đồng - Ảnh 1.

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h45. (Tổng hợp: Như Huỳnh)

Giá vàng hôm nay 22/2: Tăng cao do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Giá vàng thế giới tăng

Giá vàng giao ngay tăng đạt 1643 USD/ounce theo Kitco; vàng giao tháng 4 tăng 1,57% lên 1645,95 USD, ghi nhận vào lúc 6h55 (giờ Việt Nam) ngày 22/2.

Giá vàng đã tăng hơn 1,5% vào thứ Sáu (21/2) lên mức cao nhất trong 7 năm khi các nhà đầu tư đổ xô vào tài sản sự an toàn do lo ngại về sự lao dốc của kinh tế toàn cầu gây ra bới sự lây lan mạnh của dịch Covid-19.

Các thị trường một lần nữa lo ngại dịch bệnh Covid-19 có thể lan nhanh ra bên ngoài Trung Quốc.

Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp của nhà môi giới OANDA, cho biết nhu cầu đầu tư an toàn đang rất lớn khi suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đức dự kiến sẽ tồn tại trong nửa đầu năm nay.

Bên cạnh đó, kì vọng của thị trường là các ngân hàng trung ương sẽ cung cấp các chính sách kích thích nền kinh tế. Điều này sẽ tiếp tục đẩy giá vàng lên cao.

Liên quan đến dịch Covid-19, Hàn Quốc đã báo cáo 52 trường hợp nhiễm bệnh mới, đưa tổng số ca mắc bệnh toàn quốc lên 156, trong khi Nhật Bản báo cáo các trường hợp tử vong đầu tiên.

Báo cáo từ Trung Quốc cũng chỉ ra sự gia tăng trong các ca nhiễm bệnh mới mới tại nước này.

Tình hình trên đã gây áp lực lên thị trường chứng khoán Mỹ và trên toàn thế giới.

Theo kết quả khảo sát công bố vào thứ Sáu (21/2), hoạt động kinh doanh của Mỹ trong cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều đình trệ trong tháng 2 khi các công ty ngày càng lo ngại về sự bùng phát dịch bệnh.

Dữ liệu kinh tế bi quan từ Mỹ có xu hướng thúc đẩy kì vọng giảm lãi suất.

Trên thị trường các kim loại quí khác, giá palladium đã giảm 0,2% xuống còn 2.683,91 USD nhưng đã tăng khoảng hơn 10% trong tuần này.

Palladium đã đạt mức giá cao kỉ lục là 2.841,54 USD vào thứ Tư (19/2) do sự thiếu hụt nguồn cung kéo dài.

Tuy nhiên, Peter Fertig, nhà phân tích tại Nghiên cứu định lượng hàng hóa, nhận định xu hướng tăng giá của palladium sắp kết thúc do thị trường đang mua vào quá mức.

Trong khi đó, giá bạc đã tăng 1,2% lên 18,57 USD, đạt mức tăng tuần mạnh nhất kể từ cuối tháng 8/2019.

Giá bạch kim giảm 0,3% xuống 974,92 USD, theo Reuters.

Dương Dương - Như Huỳnh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.