|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 13/4: Vàng SJC giao dịch quanh ngưỡng 67 triệu đồng/lượng

07:22 | 13/04/2023
Chia sẻ
Tại thị trường trong nước, giá vàng hôm nay ổn định. Trên thị trường thế giới, giá vàng tiếp tục tăng nhờ những tín hiệu về sự hạ nhiệt của lạm phát thúc đẩy đặt cược rằng Fed có thể tạm dừng thắt chặt chính sách sau một đợt tăng tiềm năng vào tháng 5.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h50 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 14/4

Giá vàng trong nước đi ngang tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Doji được khảo sát vào lúc 8h50.

Cùng lúc đó, giá vàng SJC được giữ nguyên không đổi cho cả hai chiều giao dịch tại doanh nghiệp Phú Quý và hệ thống PNJ. 

Hiện, giá trần mua vào và giá trần bán ra của vàng miếng SJC lần lượt là 66,45 triệu đồng/lượng và 67,05 triệu đồng/lượng.

Vàng nữ trang SJC trong sáng hôm nay tăng. Theo đó, giá vàng 24K tăng 100.000 đồng/lượng, giá vàng 18K tăng 80.000 đồng/lượng và giá vàng 14K tăng 60.000 đồng/lượng cho cả chiều mua vào và chiều bán ra.

Giá vàng SJC

Ngày 13/4/2023

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

66,40

67,02

-

-

SJC chi nhánh Sài Gòn

66,40

67,00

-

-

Tập đoàn Doji

66,40

67,00

-

-

Tập đoàn Phú Quý

66,45

67,05

-

-

PNJ chi nhánh Hà Nội

66,45

67,00

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

66,45

67,00

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

55,50

56,30

+100

+100

75% (vàng 18K)

40,38

42,38

+80

+80

58,3% (vàng 14K)

30,98

32,98

+60

+60

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h50. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Ảnh minh họa: Thanh Hạ.

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng khi lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt

Trong phiên giao dịch sáng ngày 13/4, giá vàng giao ngay tăng 0,16% lên 2017,1 USD/ounce vào lúc 7h09 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 6 cũng tăng 0,35% lên 2.031,75 USD. 

Giá vàng tăng vọt trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (13/4) nhờ những tín hiệu về sự hạ nhiệt của lạm phát thúc đẩy đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tạm dừng thắt chặt chính sách sau một đợt tăng tiềm năng vào tháng 5.

Sau khi dữ liệu kinh tế được công bố, có thời điểm giá tăng tới 1,3%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 0,1% trong tháng 3 sau khi tăng 0,4% trong tháng 2. Nhưng trong 12 tháng tính đến tháng 3, chỉ số CPI lõi đã tăng 5,6%, sau khi tăng 5,5% trên cơ sở tương tự vào tháng 2.

Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho biết rủi ro của việc không tăng lãi suất đủ lớn vượt xa việc thắt chặt quá mức, vì vậy Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất một phần tư điểm.

“Vẫn còn rất nhiều rủi ro trên thị trường, vì vậy vàng vẫn sẽ ghi nhận ​​một số dòng chảy mạnh mẽ", ông nói thêm.

Vàng đã nhận được hỗ trợ từ sự trượt dốc của đồng USD và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ.

Các thị trường đang đặt cược 69% cơ hội Ngân hàng Trung ương Mỹ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 5 tới, sau đó là đặt cược cho việc tạm dừng chu kỳ thắt chặt tiền tệ vào tháng 6.

Mặc dù vàng được coi là một hàng rào chống lại lạm phát, lãi suất cao hơn để chế ngự áp lực tăng giá ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của tài sản không mang lãi suất.

Một số nhà hoạch định chính sách tại cuộc họp vào tháng trước của Fed đã xem xét tạm dừng tăng lãi suất do lo ngại căng thẳng tài chính gia tăng sau sự phá sản của hai ngân hàng của Mỹ, nhưng họ kết luận rằng lạm phát cao vẫn là ưu tiên hàng đầu, biên bản cuộc họp cho thấy.

Theo ông Alexander Zumpfe, một nhà giao dịch kim loại quý tại Heraeus, việc Fed có giảm tốc độ tăng lãi suất hay không phần lớn phụ thuộc vào sự xác nhận của các chỉ số cho thấy nền kinh tế đang hạ nhiệt, chẳng hạn như khả năng suy giảm thị trường việc làm ở Mỹ.

Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc tăng 1,5% lên 25,45 USD/ounce, giá bạch kim tăng 2,5% lên 1.019,22 USD và giá palladium tăng 1,6% lên 1.469,52 USD, theo Reuters

Tố Tố