Giá vàng hôm nay (12/6) ít biến động trước thềm thượng đỉnh Mỹ - Triều, giá vàng SJC tăng mạnh
Giá vàng SJC hôm nay tiếp tục khởi sắc
Giá vàng SJC hôm nay (12/6) ghi nhận biến động trong khoảng 20.000 - 80.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát.
Theo đó, Công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn ghi nhận giá vàng SJC tăng nhiều nhất, 80.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua bán. Theo sau là tập đoàn Phú Quý với mức tăng 40.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra.
Giá vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu cũng tăng nhẹ 30.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 40.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Duy nhất tại tập đoàn Doji, giá vàng SJC ghi nhận tăng 20.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, nhưng giảm tới 50.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Hiện, giá trần mua vào và giá trần bán ra của vàng SJC là 36,83 triệu đồng/lượng và 36,99 triệu đồng/lượng.
Giá vàng niêm yết tại một số doanh nghiệp. Tổng hợp: Tố Tố. |
Giá vàng thế giới chờ đợi kết quả hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
Ảnh minh họa. Nguồn: SeongJoon Cho/Bloomberg/Getty Images. |
Hiện, giá vàng giao ngay giảm 0,07% xuống 1.299,53 USD/ounce vào lúc 6h05 (giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá vàng giao tháng 8 tăng 0,03% lên 1.303,60 USD/ounce.
Giá vàng thế giới hôm qua đi lên, khi nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ nâng lãi suất trong cuộc họp chính sách tiền tệ tuần này, và trước thềm cuộc gặp cấp cao lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.
Fed có thể sẽ tăng lãi suất mục tiêu lên cao hơn tỷ lệ lạm phát lần đầu tiên trong một thập kỷ qua. Lãi suất cao thường có xu hướng làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản không lợi suất như vàng.
Giá vàng cũng chịu áp lực từ các dấu hiệu khả quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào ngày 12/6 với nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn vào vàng.
“Thị trường mở cửa trầm lắng trước rất nhiều sự kiện rủi ro trong tuần này và hoàn toàn phớt lờ hành động phá lệ của ông tại hội nghị G7”, ông Stephen Innes – giám đốc giao dịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại OANDA, cho biết và thêm rằng, khi các rủi ro địa chính trị ngày càng “hạ nhiệt”, Fed và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ quyết định số phận của giá vàng trong ngắn hạn.
Xem thêm |