Giá vàng hôm nay 11/7: Tăng 50.000 đồng/lượng, vượt ngưỡng 67,1 triệu đồng/lượng
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h45 sáng nay
Xem thêm: Giá vàng hôm nay 12/7
Giá vàng trong nước ngày 11/7 tăng 50.000 đồng/lượng tại một vài hệ thống kinh doanh.
Theo đó, giá mua và giá bán cùng tăng 50.000 đồng/lượng tại Tập đoàn Doji.
Hệ thống PNJ niêm yết giá vàng SJC đi ngang cho chiều mua và tăng 50.000 đồng/lượng cho chiều bán.
Cùng thời điểm khảo sát, giá vàng được giữ nguyên không đổi tại doanh nghiệp Phú Quý và Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn.
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 66,5 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 67,12 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đồng loạt đứng yên cho cả hai chiều giao dịch.
Giá vàng SJC |
Ngày 11/7/2023 |
Thay đổi (nghìn đồng/lượng) |
|||
Mua vào (triệu đồng/lượng) |
Bán ra (triệu đồng/lượng) |
Mua vào |
Bán ra |
||
Vàng miếng |
SJC chi nhánh Hà Nội |
66,50 |
67,12 |
- |
- |
SJC chi nhánh Sài Gòn |
66,50 |
67,10 |
- |
- |
|
Tập đoàn Doji |
66,45 |
67,10 |
+50 |
+50 |
|
Tập đoàn Phú Quý |
66,45 |
67,05 |
- |
- |
|
PNJ chi nhánh Hà Nội |
66,50 |
67,05 |
- |
+50 |
|
PNJ chi nhánh Sài Gòn |
66,50 |
67,05 |
- |
+50 |
|
Vàng nữ trang |
99,99% (vàng 24K) |
55,20 |
55,90 |
- |
- |
75% (vàng 18K) |
40,08 |
42,08 |
- |
- |
|
58,3% (vàng 14K) |
30,74 |
32,74 |
- |
- |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h45. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới giảm nhẹ trở lại
Trong phiên giao dịch sáng ngày 11/7, giá vàng giao ngay giảm 0,04% xuống 1.924,3 USD/ounce vào lúc 6h54 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8 cũng giảm 0,04% xuống 1.930,15 USD.
Giá vàng hầu như không đổi trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (10/7) vì các nhà đầu tư thận trọng trước khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố, yếu tố có thể ảnh hưởng tới lập trường chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Ông Jim Wyckoff, nhà phân tích cao cấp tại Kitco, cho biết vàng đã nhận được một số hỗ trợ mạnh trên biểu đồ ở mức 1.900 USD. "Nếu lạm phát vẫn nóng, nó có thể đẩy vàng xuống dưới mức đó và giá có thể nhanh chóng giảm xuống còn 1.848 USD", ông nói thêm.
Tâm điểm của tuần này sẽ là dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ công bố vào thứ Tư (12/7) sau khi biên bản họp của Fed tuần trước cho thấy đại đa số các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của vàng, vốn là tài sản có lãi suất bằng 0.
Giá vàng đã giảm hơn 7% kể từ khi đạt mức gần kỷ lục vào đầu tháng 5 khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất của Fed.
"Vị thế kỹ thuật vẫn là xu hướng giảm đối với thị trường vàng. Tôi nghĩ rằng sẽ cần một yếu tố địa chính trị để kéo giá lên cao hơn đáng kể", ông Wyckoff cho hay.
Báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ công bố vào thứ Sáu tuần trước (7/7) cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm ít việc làm nhất trong 2,5 năm vào tháng 6, nhưng mức tăng tiền lương mạnh liên tục cho thấy điều kiện thị trường lao động vẫn còn thắt chặt.
Trong khi đó, trên các thị trường kim loại quý khác, giá palladium giảm 0,2% xuống 1.241,41 USD/ounce sau khi chạm mức thấp nhất trong phiên ở 1.190,65 USD.
Giá palladium đã mất gần 31% từ đầu năm đến nay do sự gia tăng nhanh chóng của xe điện có nguy cơ cản trở nhu cầu đối với kim loại được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác của hệ thống xả ô tô trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu.
“Nếu lãi suất tiếp tục tăng, như dự đoán của thị trường tương lai, họ có thể sẽ thấy điểm khó khăn của người tiêu dùng Mỹ và doanh số bán hàng sẽ chậm lại, kéo theo nhu cầu palladium sụt giảm trong 12 tháng tới”, các nhà phân tích của Heraeus viết trong một ghi chú.
Giá bạc tăng 0,4% ở mức 23,14 USD, trong khi bạch kim tăng 2% lên 926,55 USD, theo Reuters.