|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng đã được kì vọng tăng vọt lên 1.900 USD/ounce nhưng bất thành?

16:17 | 11/03/2020
Chia sẻ
Cú nhảy vọt lên vi phạm 1.700 USD/ounce vào hôm đầu tuần (9/3) đã khiến nhiều nhà đầu tư hi vọng giá vàng có thể tiếp đà lên mức 1.900 USD/oune. Tuy nhiên, khả năng này vẫn chưa xảy ra.

Vì sao đà tăng của giá vàng bị giới hạn?

Theo Kitco.com, các nhà đầu tư đã rất kì vọng giá vàng tăng lên 1.900 USD/ounce sau khi đạt đỉnh của hơn 7 năm vào phiên đầu tuần (9/3) nhưng thực tế giá vàng lại lao dốc.

Bà Nicky Shiels, chiến lược gia Ngân hàng Scotiabank (Canada), giải thích: "Nhiều người hẳn đã tự hỏi tại sao giá vàng không tiếp tục tăng mạnh, có thể leo lên con số 1.900 USD/ounce sau khi đã đạt đỉnh vào ngày thứ Hai (9/3). Nguyên nhân chính là do nhiều nhà đầu tư bán vàng để lấy tiền mặt bù lỗ vào các thị trường khác".

Mặt khác, giá vàng mất đà tăng vì liên quan đến rủi ro về lợi nhuận. Mặc dù vàng là nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm kinh tế bất ổn nhưng lại khó xác định chính xác các ngân hàng trung ương trên thế giới hành động ra sao khi dịch COVID-19 được kiểm soát.

"Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lưu ý rằng giá vàng vẫn sẽ tăng nhưng dự báo mức tăng đỉnh lên đến 1.750 USD và mức bình quân cả năm 2020 sẽ là 1.650 USD/ounce", bà  Nicky Shiels nói.

Trước đó, tại phiên giao dịch đầu tuần (9/3), giá vàng thế giới chạm mốc 1.700 USD/ounce, đây là mốc cao nhất kể từ cuối năm 2012. 

Nguyên nhân khiến giá vàng tăng vọt lên cao là do giới đầu tư tìm kênh trú bão ở vàng trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lan rộng trên thế giới, giá dầu tụt giảm 30% và lo ngại kinh tế thế giới suy thoái.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán toàn thế giới lao dốc trong phiên đầu tuần với mức giảm phổ biến từ 5-7%. Thị trường tài chính chao đảo với lợi suất trái phiếu Mỹ kì hạn 10 năm xuống mức thấp chưa từng có dưới 0,5%.

Tuy nhiên, ngay sau đó, giá vàng đã quay đầu giảm. Cụ thể vào cuối phiên 10/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay giảm 1,02% ở mức 1.662,4 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4/2020 cũng giảm 0,77% đứng ở mức 1.662,85 USD/ounce. 

Giá vàng thế giới tụt giảm chớp nhoáng do áp lực chốt lời tăng mạnh sau khi lên đỉnh 7 năm trong phiên đầu tuần.

Giá vàng đã được kì vọng tăng lên đỉnh 1.900 USD/onuce  - Ảnh 1.

Giá vàng trong nước và thế giới đã xuất hiện tín hiệu tăng mới. Ảnh: Như Huỳnh.

Giá vàng lại nhích nhẹ

Tại thời điểm khảo sát 15h30 hôm nay (11/3), giá vàng thế giới tăng 0,8% đứng ở mức 1.662 USD/ounce theo Kitco, giá vàng giao tháng 4/2020 tăng 0,14% đứng ở mức 1.662,8 USD/ounce. 

Giá vàng đã được kì vọng tăng lên đỉnh 1.900 USD/onuce  - Ảnh 2.

Diễn biến giá vàng trên thị trường thế giới. Nguồn: Kitco.com

Theo Reutersgiá vàng tăng sau khi giảm mạnh trong phiên trước đó do nghi ngờ về gói kích thích được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất nhằm làm giảm bớt tác động kinh tế của dịch virus corona đè nặng lên tâm lí rủi ro.

Tại thị trường trong nước, giá vàng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn hiện đứng ở mức 46,9 triệu đồng/lượng ở mua vào và 47,5 - 47,52 đồng/lượng ở chiều bán ra, tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán.

Tại Tập đoàn Doji, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 46,95 - 47,35 triệu đồng/lượng, điều chỉnh tăng 150.000 đồng/lượng và 50.000 đồng/lượng theo hai chiều mua vào và bán ra.

Giá vàng SJC

Ngày 11/3/2020

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

46,90

47,52

+50

+50

SJC chi nhánh Sài Gòn

46,90

47,50

+50

+50

Tập đoàn Doji

46,95

47,35

+150

+50

Tập đoàn Phú Quý

46,80

47,35

+100

-50

PNJ chi nhánh Hà Nội

46,70

47,50

+100

+100

PNJ chi nhánh Sài Gòn

46,70

47,50

+100

+100

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 15h30. (Tổng hợp: Như Huỳnh)

Tại Tập đoàn Phú Quý, vàng SJC giao dịch ở mức 46,8 - 47,35 triệu đồng/lượng theo hai chiều mua vào và bán ra, tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua nhưng giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều bán.

Và tại hệ thống PNJ, vàng SJC hiện tại có giá 46,7 - 47,35 triệu đồng/lượng tăng đồng loạt 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán tại cả hai chi nhánh Hà Nội và Sài Gòn so với đầu giờ sáng hôm nay.


Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.