Giá trị xuất khẩu gạo dự kiến đạt hơn 3 tỉ USD vào cuối 2018
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11 ước đạt 496.00 tấn với giá trị đạt 241 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm tăng 5,6% so với cùng kì năm 2017 lên 5,7 triệu tấn; và giá trị tăng 17,7% lên 2,9 tỉ USD.
Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm với hơn 24% thị phần, với khối lượng xuất khẩu giảm 39% so với cùng kì năm ngoái xuống 1,24 triệu tấn, còn giá trị giảm 30% xuống 636,2 triệu USD.
10 tháng đầu năm, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo ghi nhận tăng mạnh là Indonesia (gấp 65,8 lần), Iraq (gấp 2,6 lần), Hongkong (tăng 71%), Philippines (tăng 58,5%) và Malaysia (tăng 17,2%).
Giá gạo xuất khẩu bình quân trong giai đoạn này tăng 12,3% so với cùng kì năm 2017 lên 504 USD/tấn. Trong tuần tính đến ngày 30/11, giá gạo 5% tấm xuất khẩu giảm còn 408 USD/ tấn từ mức 410 USD/tấn trong tuần trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, theo Reuters.
Dự báo đến cuối năm 2018, mặt hàng gạo xuất khẩu giữ vững đà tăng trưởng, kì vọng có thể đạt 6,15 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,15 tỉ USD, tăng 5,7% về lượng và 19,6% về trị giá so với năm 2017. Mục tiêu này có thể đạt được bởi thị trường gạo trong những tháng cuối năm đang có tín hiệu nhập khẩu của thị trường Indonesia, Philippines.
Trong phiên mở thầu nhập 500.000 tấn gạo loại 25% tấm hôm 20/11 của Philippines, Việt Nam đã giành được hợp đồng xuất khẩu vào quốc gia này với khối lượng 118.000 tấn.
Ảnh minh họa. |
Về tình hình sản xuất trong nước
Tính đến hết tháng 11, cả nước đã gieo cấy được 7,96 triệu ha lúa, tương đương với cùng kì năm ngoái; thu hoạch được 6,8 triệu ha.
Mặc dù, diện tích gieo cấy giảm nhưng năng suất bình quân ước đạt 58,8 tạ/ha, tăng khoảng 1,3 tạ/ha nên sản lượng lúa ước đạt trên 40 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với cùng kì năm 2017.
Tại các tỉnh phía Bắc, diện tích gieo cấy lúa mùa năm nay đạt thấp hơn năm ngoái, do các địa phương chuyển một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng cho mục đích khác.
Cụ thể, chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng… là 4.600 ha; chuyển sang cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản là 9.700 ha. Còn lại không sản xuất do khó khăn trong khâu tưới tiêu, thiếu lao động, ô nhiễm, ảnh hưởng thời tiết và các nguyên nhân khác.
Tháng 11, giá lúa gạo diễn biến tăng nhẹ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do nhu cầu tiêu thụ cải thiện trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, diễn biến giá lúa gạo như sau:
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Bộ NN&PTNT. |