Làn sóng COVID-19 mới ở Trung Quốc diễn ra phức tạp trong khi thị trường này chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, chi phí năng lượng tại Châu Âu trong mùa đông tăng cao và việc Mỹ liên tục tăng lãi suất dẫn đến nhu cầu đối với tôm Ecuador giảm đáng kể và giá tôm nguyên liệu cũng giảm theo.
Giá cả leo thang, hầu hết người dân đều trên tinh thần tiết kiệm khiến nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Mỹ và EU sụt giảm. Đơn hàng xuất khẩu thủy sản mới thấp hơn mọi năm, nhiều đơn hàng bị đề nghị hoãn giao hàng, gây áp lực nhiều doanh nghiệp thủy sản.
VASEP cho biết sang tháng 10, với mức giảm sâu 26%, xuất khẩu tôm đã bộc lộ rõ xu hướng đi xuống của thị trường nhập khẩu cũng như các bất cập của doanh nghiệp tôm nói riêng và toàn ngành thuỷ sản nói chung.
Đơn hàng từ Trung Quốc giảm mạnh do đó hầu hết nhà cung cấp bắt đầu giảm giá bán. Ngoài ra, thị trường Châu Âu và Mỹ cũng đang khó khăn do chi phí tăng cao.
Theo dữ liệu cơ quan quản lý thuỷ sản Ecuador (Camara Nacional de Aquacultura), lượng tôm nước này xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 9 chạm ngưỡng kỷ lục 57.000 tấn, trị giá 353 triệu USD.
Với những yếu tố không chắc chắn trong thời gian tới, một số chuyên gia trong ngành cho rằng các nước cung cấp tôm cho Mỹ như Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan có thể giảm sản lượng cho đến khi lượng hàng dư thừa được giải quyết.
Các cuộc họp được tổ chức với mong muốn tìm giải pháp ngăn chặn đà giảm giá. Nhưng một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm cho rằng nếu thị trường không chấp nhận mức giá cao hơn thì không còn biện pháp nào có thể can thiệp được nữa.
Tính tới 15/10, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt gần 214 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong top các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam.
Mặc dù xuất khẩu tôm phục hồi trong hai tháng liên tiếp, một số doanh nghiệp lo ngại về triển vọng xuất khẩu tôm trong những tháng cuối năm khi tình hình lạm phát tăng cao, hệ thống logistics quốc tế chưa thể phục hồi.
VASEP nhận định mặc dù Trung Quốc là thị trường tiêu thụ khổng lồ nhưng rất khó để cạnh tranh ở phân khúc chế biến với các nhà chế biến nội địa, do đó các doanh nghiệp cần tập trung duy trì thị phần tôm sơ chế.
Hiệp hội Thương nhân và Chế biến Thuỷ sản EU (AIPCE-CEP) dự báo tiêu thụ thuỷ sản của EU được dự báo khoảng 9,42 triệu tấn trong năm 2022, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh trong tháng 8 nhưng là do nền của năm ngoái thấp. Bên cạnh đó, ngành tôm vẫn đang đối mặt với nhiều rủi ro từ nay đến cuối năm liên quan đến tình hình thiếu nguyên liệu và nhu cầu thấp ở các thị trường lớn.
Lượng nhập khẩu tôm nước ấm của Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục do sản lượng nội địa thấp, trong khi các thương nhân nước này đang tích cực mua hàng để phục vụ cho các dịp lễ hội mùa thu.
Tháng 8, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt hơn 68 triệu USD, giảm 27%, đánh dấu tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt hơn 619 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ.
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.