Giới chuyên gia nhận định khi thu nhập trung bình của người Trung Quốc tăng 4% - 5%, nhu cầu nhập khẩu loài giáp xác và cá biến tăng 10 - 12%. Nền kinh tế Trung Quốc năm nay được dự báo tăng trưởng 5%, do đó, con số 1 triệu tấn tôm là hoàn toàn có thể đạt được.
Nhập khẩu tôm của Mỹ tiếp tục quan trong tháng 2 trong bối cảnh nguồn cung vẫn dư thừa, theo dữ liệu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).
Tính chung toàn cầu, nguồn cung tôm ước tính tăng khoảng 4,2% trong năm 2022 và Rabobank cho rằng xu hướng này sẽ vẫn còn tiếp diễn trong năm 2023 với tăng trưởng đến từ Ecuador kèm với sự phục hồi mạnh mẽ trong sản xuất của Trung Quốc.
Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản phải chấp nhận giảm giá, chấp nhận bán rẻ để có dòng tiền trước mắt. Nhưng đó là vòng tròn đi xuống và hệ quả thì không lường, khi lạm phát và cạnh tranh quốc tế chưa hẹn điểm dễ thở hơn.
Theo dữ liệu cơ quan quản lý thuỷ sản Ecuador (Camara Nacional de Aquacultura), lượng tôm nước này xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 9 chạm ngưỡng kỷ lục 57.000 tấn, trị giá 353 triệu USD.
Với những yếu tố không chắc chắn trong thời gian tới, một số chuyên gia trong ngành cho rằng các nước cung cấp tôm cho Mỹ như Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan có thể giảm sản lượng cho đến khi lượng hàng dư thừa được giải quyết.
Các cuộc họp được tổ chức với mong muốn tìm giải pháp ngăn chặn đà giảm giá. Nhưng một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm cho rằng nếu thị trường không chấp nhận mức giá cao hơn thì không còn biện pháp nào có thể can thiệp được nữa.
Hiệp hội Thương nhân và Chế biến Thuỷ sản EU (AIPCE-CEP) dự báo tiêu thụ thuỷ sản của EU được dự báo khoảng 9,42 triệu tấn trong năm 2022, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh trong tháng 8 nhưng là do nền của năm ngoái thấp. Bên cạnh đó, ngành tôm vẫn đang đối mặt với nhiều rủi ro từ nay đến cuối năm liên quan đến tình hình thiếu nguyên liệu và nhu cầu thấp ở các thị trường lớn.
Tháng 8, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt hơn 68 triệu USD, giảm 27%, đánh dấu tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt hơn 619 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ.
Số liệu mới nhất từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) cho biết nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 7 giảm 12% so với tháng 6 xuống 67.782 tấn. Con số này cũng thấp hơn 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 7, xuất khẩu tôm của Việt Nam tiếp tục đà giảm của tháng 6, đạt trên 381 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số các thị trường chính, xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc giảm lần lượt 54% và 17%.
Tỷ lệ nuôi tôm thành công của Việt Nam chỉ dưới 40%. Con số này thấp hơn nhiều so với một số nước đối thủ như Thái Lan (55%), Ấn Độ (48%). Thậm chí, tỷ lệ nuôi của Thái Lan có thời điểm ở mức trên 80%.