Giá tiêu hôm nay 8/12: Nối dài chuỗi ổn định, cao su giảm nhẹ dưới 1%
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 9/12
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục đi ngang, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai neo giá tại mức 60.000 đồng/kg.
Kế đến là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức giá 61.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lần lượt ổn định tại mức 62.000 đồng/kg và 63.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
61.000 |
- |
Gia Lai |
60.000 |
- |
Đắk Nông |
61.000 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
63.000 |
- |
Bình Phước |
62.000 |
- |
Đồng Nai |
60.000 |
- |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 7/12 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 6/12 như sau:
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.805 USD/tấn, giảm 0,29%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.625 USD/tấn, không đổi
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 6/12 |
Ngày 7/12 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.816 |
3.805 |
-0,29 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.625 |
2.625 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.994 USD/tấn, giảm 0,27%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 6/12 |
Ngày 7/12 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.010 |
5.994 |
-0,27 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu tiêu của Trung Quốc trong tháng 9 tăng 56,2% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 842 tấn.
Tuy vậy, tính đến hết tháng 9 năm nay, nhập khẩu tiêu của Trung Quốc vẫn khá thấp, chỉ đạt 7.011 tấn, trị giá 34 triệu USD, giảm 37,1% về lượng và giảm 17,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Hai thị trường cung cấp tiêu lớn nhất cho thị trường này vẫn là Indonesia và Việt Nam với khối lượng đạt 3.528 tấn và 2.291 tấn, nhưng so với cùng kỳ năm trước giảm 39,9% và 32,8%.
Trung Quốc cũng giảm nhập khẩu tiêu từ Malaysia (-80%) và Ấn Độ (-50,8%) trong 9 tháng năm nay, nhưng tăng nhập khẩu từ Brazil (+6,2%) và Italy (+112,1%).
Do ảnh hưởng bởi chính sách Zero COVID nên nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đã giảm đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên, tình hình dự kiến sẽ có sự cải thiện trong thời gian tới sau khi Trung Quốc phát đi tín hiệu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh để phục hồi nền kinh tế.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2023 đạt mức 219,4 yen/kg, giảm 0,72% (tương đương 1,6 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.950 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,58% (tương đương 75 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo ước tính, tháng 11/2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 240 nghìn tấn, trị giá 328 triệu USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 4,6% về trị giá so với tháng 10/2022; so với tháng 11/2021 tăng 13,6% về lượng, nhưng giảm 8,4% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.366 USD/tấn, giảm 2,6% so với tháng 10/2022 và giảm 19,3% so với tháng 11/2021.
Lũy kế 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,86 triệu tấn, trị giá 2,93 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 10 tháng năm 2022, các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), Latex, SVR 3L, SVR 10, SVR CV60, RSS3,…
Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 58% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 940,28 nghìn tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, tăng 1,6% về lượng, nhưng giảm 0,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,78% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, đạt 938,2 nghìn tấn, trị giá 1,51 tỷ USD, tăng 2% về lượng và tăng 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 10 tháng năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: cao su tổng hợp, Latex, SVR20, Skim block, SVR10, cao su tái sinh, SVR5…
Giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su trong thời gian này đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó đáng chú ý như: hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp giảm 1,8%; Latex giảm 5%; SVR 3L giảm 5,4%; SVR CV60 giảm 7,5%; RSS3 giảm 6,7%; RSS1 giảm 12,1%; cao su tái sinh giảm 12,9%..., theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).