|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 8/1: Ổn định trong khoảng 81.000 - 83.000 đồng/kg

06:00 | 08/01/2024
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (8/1) đồng loạt đi ngang. Ghi nhận cho thấy, tỉnh Bình Phước đang là địa phương có mức giá cao nhất với 83.000 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên hai sàn giao dịch giảm dưới 2% trong phiên sáng nay.

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 9/1

Theo khảo sát, giá tiêu tại các tỉnh trọng điểm trong nước dao động trong khoảng 81.000 - 83.000 đồng/kg.

Theo đó, mức giá được ghi nhận tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt là 81.000 đồng/kg và 81.500 đồng/kg.

Song song đó, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang có cùng mức giá thu mua là 82.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Phước duy trì ổn định tại mức tương ứng là 82.500 đồng/kg và 83.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg)

Đắk Lắk

82.000

-

Gia Lai

81.000

-

Đắk Nông

82.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

82.500

-

Bình Phước

83.000

-

Đồng Nai

81.500

-

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 5/1 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng 0,03% so với ngày 4/1.

Song song đó, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 và tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA vẫn duy trì ổn định.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 4/1

Ngày 5/1

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.939

3.940

0,03

Tiêu đen Brazil ASTA 570

3.270

3.270

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok tăng 0,05% so với phiên hôm trước, trong khi giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 4/1

Ngày 5/1

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.066

6.069

0,05

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Trong khoảng một tháng trở lại đây, giá tiêu có xu hướng tăng tại Việt Nam và Brazil, nhưng giảm tại Indonesia. Tính đến ngày 15/12, giá tiêu đen Brazil dao động ở mức 3.270 USD/tấn, tăng 9% so với một tháng trước.

Giá tiêu đen Brazil đang tăng trong những tuần gần đây do thiếu nguồn cung và do nông dân Brazil không sẵn sàng bán phần sản phẩm còn lại của họ trong bối cảnh hạn hán nghiêm trọng ở các vùng trồng trọt chính.

Tại Việt Nam, kết thúc chuỗi 7 tháng đi ngang, giá tiêu đen tính đến ngày 15/12 dao động ở mức 3.700 – 3.800 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 550 g/l, tăng 5,6 – 5,7% so với thời điểm giữa tháng 11.

Ngược lại, giá tiêu đen Lampung tại Indonesia giảm 5% xuống còn 3.873 USD/tấn.

Trong thời gian tới, những yếu tố có thể kìm hãm đà tăng của giá tiêu gồm lượng tồn kho còn lại của người trồng tiêu ở Ấn Độ và Brazil, áp lực bán trước Tết Nguyên đán và thu hoạch vụ mới ở Ấn Độ và Việt Nam.

Trong khi những yếu tố có thể thúc đẩy giá là tồn còn lại ở Việt Nam chủ yếu nằm trong tay của giới kinh doanh và đầu cơ, hoạt động đầu cơ có thể tiếp tục hỗ trợ thị trường.

Bên cạnh đó, El Nino sắp xảy ra có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Mặt khác, bất kỳ sự gia tăng nhu cầu nào từ các nước tiêu thụ, đặc biệt nếu có nhu cầu từ Trung Quốc, đều có thể có tác động tăng giá.

Trên thị trường tiêu trắng, tính đến ngày 15/12, giá tiêu trắng Muntok của Indonesia dao động ở mức 6.079 USD/tấn, giảm nhẹ 1,6% so với cách đây một tháng.

Giá tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng 7,8%, tương ứng 400 USD/tấn lên 5.500 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 8/2022.

Ảnh: Bình An

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2024 đạt mức 239,5 yen/kg, giảm 0,99% (tương đương 2,4 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2024 được điều chỉnh xuống mức 13.480 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,79% (tương đương 245 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Ghi nhận từ báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), tại thị trường Malaysia, gành cao su chứng kiến sản lượng sụt giảm do hiện tượng El Nino, mùa Đông và gió mùa Đông Bắc.

Các yếu tố chi phối ngành trong năm 2023 gồm: giá giảm, thiếu máy cạo mủ cao su và sự lây lan của bệnh rụng lá Pestalotiopsis.

Giá cao su tự nhiên thấp hơn đã khiến thu nhập hàng tháng của các hộ sản xuất nhỏ giảm xuống dưới mức thu nhập chuẩn nghèo quốc gia và dẫn đến hơn 400.000 ha diện tích cao su bị bỏ hoang.

Chính phủ Malaysia đã nhất trí tăng Mức giá kích hoạt (PHP) của chương trình Khuyến khích sản xuất cao su (IPG) lên 3,00 ringgit/kg với mức phân bổ ngân sách 400 triệu ringgit.

Tháng 10/2023, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 32,94 nghìn tấn, tăng 0,6% so với tháng 9/2023 và tăng 3,6% so với tháng 10/2022.

Trong đó, 84,2% sản lượng cao su tự nhiên trong tháng 10/2023 được đóng góp bởi các hộ sản xuất nhỏ. Luỹ kế 10 tháng năm 2023, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 286,84 nghìn tấn, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu cao su của Malaysia trong tháng 10/2023 đạt 56,46 nghìn tấn, giảm 1% so với tháng 9/2023, nhưng tăng 35,9% so với tháng 10/2022.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 58,9% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia; tiếp đến là Đức chiếm 8,5%; Iran chiếm 3,5%; Bồ Đào Nha chiếm 2%; Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 1,8% và các thị trường khác chiếm 25,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia trong tháng 10/2023.

Luỹ kế 10 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su của Malaysia đạt 481,45 nghìn tấn, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 10/2023, Malaysia nhập khẩu 93,28 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 5% so với tháng 9/2023 và tăng 17,7% so với tháng 10/2022.

Luỹ kế 10 tháng năm 2023, Malaysia nhập khẩu 761,05 nghìn tấn cao su tự nhiên, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2022. Chủng loại cao su tự nhiên nhập khẩu chính bao gồm: Cao su tiêu chuẩn, mủ cao su đậm đặc và các dạng cao su tự nhiên ở dạng khác.

Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Philippines và Myanmar là những nguồn cung cấp cao su tự nhiên chính cho Malaysia.

Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 10/2023 đạt 26,11 nghìn tấn, tăng 7,6% so với tháng 9/2023, nhưng giảm 7,9% so với tháng 10/2022.

Luỹ kế 10 tháng năm 2023, tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia đạt 260,16 triệu tấn, giảm 29,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Tồn cao su tự nhiên của Malaysia tính đến cuối tháng 10/2023 đạt 152,39 nghìn tấn, giảm 1,1% so với cuối tháng 9/2023 và giảm 23,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Bình An

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).