|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 7/1: Tăng cao nhất 2.000 đồng/kg trong tuần qua

06:00 | 07/01/2024
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (7/1) dao động trong khoảng 81.000 - 83.000 đồng/kg. Tuần qua, thị trường hồ tiêu có xu hướng đi lên. So với đầu tuần, các tỉnh trọng điểm ghi nhận mức tăng từ 500 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu trong nước

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 8/1

Giá tiêu tuần này đồng loạt đi lên. So với đầu tuần, giá thu mua tại các tỉnh trọng điểm tăng 500 - 2.000 đồng/kg.

Theo khảo sát, mức giá thấp nhất hiện là 81.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai, tăng 1.000 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Đồng Nai với mức tăng 1.500 đồng/kg, hiện có giá 81.500 đồng/kg.

Sau khi tăng 500 đồng/kg, hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông hiện đang thu mua hồ tiêu với chung mức 82.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Phước lần lượt tăng 2.000 đồng/kg và 1.500 đồng/kg, lên mức tương ứng là 82.500 đồng/kg và 83.000 đồng/kg.

 

Cập nhật thông tin hồ tiêu

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho biết, tính đến hết tháng 10, Hàn Quốc nhập khẩu hồ tiêu đạt xấp xỉ 4.538 tấn, trị giá 21,5 triệu USD, giảm 27,1% về lượng và giảm 32,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàn Quốc nhập khẩu hồ tiêu từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam chiếm gần 91% thị phần với 4.105 tấn, trị giá 18,2 triệu USD, giảm 26,4% về lượng và giảm 33,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, Hàn Quốc tăng nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường Malaysia trong 10 tháng, với mức tăng 5,7% về lượng, nhưng giảm 8,8% về trị giá, đạt 340 tấn, xuống còn 1,91 triệu USD. Ngoài ra, Hàn Quốc nhập khẩu một lượng nhỏ hồ tiêu từ các thị trường Campuchia, Ấn Độ, Mỹ.

Song song đó, theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, nhập khẩu hồ tiêu của nước này trong 10 tháng đầu năm đạt 29.465 tấn, giảm 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường cung cấp tiêu hàng đầu cho Ấn Độ là Sri Lanka đạt 11.715 tấn, tăng 19%; Việt Nam 8.660 tấn, giảm 34,1%; Brazil 4.342 tấn, giảm 29,6%; Indonesia 2.735 tấn, giảm 0,6%...

Tuy nhiên, trong tháng 10 khối lượng hồ tiêu nhập khẩu của Ấn Độ tiếp tục kéo dài đà tăng trưởng trong tháng thứ ba liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng gần 39% lên 3.842 tấn. Chỉ tính riêng 3 tháng trở lại đây, Ấn Độ đã nhập khẩu 13.297 tấn hồ tiêu, tương đương 45% tổng khối lượng nhập khẩu kể từ đầu năm đến nay.

Về xuất khẩu, tính đến hết tháng 10, nước này đã xuất khẩu 12.570 tấn hồ tiêu, giảm 24,8% so với cùng kỳ. Các thị trường tiêu thụ chính gồm Mỹ, Đức, UAE…

Viện Nghiên cứu Gia vị Ấn Độ (ICAR-IISR), có trụ sở tại quận Kozhikode bang Kerala, đã phát triển một giống tiêu đen năng suất cao có tên là 'IISR Chandra'. Viện cũng đã hoàn thành việc giải trình tự bộ gen của giống.

Thông thường, các giống tiêu mới được tạo ra bằng cách lai hai giống tiêu hiện có. Tuy nhiên, IISR đã sử dụng một cách tiếp cận khác trong quá trình phát triển IISR Chandra. Ban đầu, giống Cholamundi và Thommankodi được kết hợp để tạo ra giống lai. Sau đó, giống lai này được lai với giống Thommankodi để giữ lại tất cả các đặc điểm mong muốn của giống bố mẹ.

Giống 'IISR Chandra' tối ưu hơn so với các giống hiện có khác và có thể mang lại 7,5 kg hạt tiêu trên mỗi trụ.

R Dinesh, Giám đốc ICAR-IISR, cho biết giống mới này được kỳ vọng sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chơi cho nền kinh tế tiêu đen của đất nước. Bởi nó có sự vượt trội hơn và có khả năng thay thế một số giống tiêu đen đang thịnh hành.

Để thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi IISR Chandra, viện nghiên cứu đang mở rộng giấy phép sản xuất cho các cá nhân, nông dân và vườn ươm. Cơ quan này có kế hoạch thực hiện tám thỏa thuận cấp phép để sản xuất thương mại giống tiêu mới này, theo Thehindubusinessline.

Ảnh: Bình An

Bình An

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).