|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 7/2: Thị trường đi ngang, cao su biến động nhẹ dưới 0,5%

07:28 | 07/02/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (7/2) đồng loạt chững lại tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Theo khảo sát, mức giá cao nhất hiện đang là 59.500 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn biến động trái chiều với biên độ dưới 0,5%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 8/2

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu ổn định trở lại sau khi đã tăng 500 đồng/kg vào hôm qua.

Hiện tại, thị trường nội địa đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 56.000 - 59.500 đồng/kg.

Trong đó, Gia Lai và Đồng Nai lần lượt ghi nhận mức giá là 56.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg.

Tiếp đó là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức 57.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang tại mức tương ứng là 58.500 đồng/kg và 59.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

57.500

-

Gia Lai

56.000

-

Đắk Nông

57.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

59.500

-

Bình Phước

58.500

-

Đồng Nai

57.000

-

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 6/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 3/2 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.645 USD/tấn, giảm 1,04%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 3/2

Ngày 6/2

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.683

3.645

-1,04

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.900

2.900

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.144 USD/tấn, giảm 1,06%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 3/2

Ngày 6/2

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.209

6.144

-1,06

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Giá tiêu được cho là vẫn chịu áp lực giảm trong nửa đầu năm 2023 do nguồn cung dồi dào với một lượng đáng kể tiêu tồn kho từ năm trước chuyển sang và Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch mới với sản lượng dự kiến cao hơn khoảng 5% so với năm 2022.

Theo nhận định của bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), những tháng quý I/2023, hoạt động giao dịch tiêu của Việt Nam sẽ sôi động hơn vì vừa kết thúc vụ thu hoạch, tiêu còn mới. Đến quý III và IV, khách hàng sẽ tìm đến các nước như Brazil và Indonesia để mua vì đây là thời điểm thu hoạch tiêu của hai nước này.

“Trong năm 2023, chúng tôi mong muốn mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là những thị trường ngách. Nếu đa dạng được thị trường, các doanh nghiệp có thể tránh những rủi ro khi xảy ra các sự cố ở thị trường tiêu thụ chính; Trung Quốc là bài học điển hình”, bà Liên nói.

Đồng thời, theo Chủ tịch VPA, áp lực cạnh từ thị trường Brazil hiện hữu khi trong những năm gần đây, nước này đẩy mạnh sản lượng để dần theo kịp Việt Nam. Năm 2023, dự kiến sản lượng của Brazil đạt 100.000 tấn.

“Brazil có lợi thế về đất đai phì nhiêu, rộng rãi, có thể phát triển quy mô lớn. Bên cạnh đó, giá đất ở đây rất rẻ, nhà nước khuyến khích người dân canh tác, không giống như Việt Nam, chi phí đất rất đắt. Vấn đề của Brazil hiện nay là tiêu nhiễm Salmonella và các chất cấm khác nên EU kiểm tra rất gắt gao, tần suất kiểm tra 50% tức 2 lô hàng thì kiểm tra 1 lô.

Tuy nhiên, nếu nước này đầu tư có thể khắc vấn đề này và khi đó có thể tăng thị phần ở các thị trường bị “trói”. Trước mắt họ phải xuất sang các nước khác trong đó có Việt Nam để sử dụng dịch vụ khử chất cấm sau đó xuất khẩu đi”, bà Liên nói.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2023 đạt mức 215,6 yen/kg, tăng 0,28% (tương đương 0,6 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.505 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,28% (tương đương 35 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Năm 2023, dự báo xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam sẽ tốt hơn khi Trung Quốc mở cửa biên giới từ tháng 1/2023, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Tuy nhiên, ngành cao su vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như: giá bán cao su thấp trong khi giá nguyên liệu đầu vào cao; các rào cản kỹ thuật và các chứng nhận sản xuất cao su bền vững theo chuỗi hành trình sản phẩm của các nước tiêu thụ cao su.

Trong năm 2022, xuất khẩu một số chủng loại cao su của Việt Nam tăng trưởng tốt so với năm 2021.

Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất trong năm 2022, chiếm 61,28% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 1,31 triệu tấn, trị giá 2,03 tỷ USD, tăng 7,3% về lượng, nhưng giảm 0,4% về trị giá so với năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,81% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước.

Một số chủng loại cao su xuất khẩu tăng cả về lượng và trị giá so với năm 2021, trong đó đáng chú ý như: cao su tổng hợp, Latex, SVR 10, SVR 20, SVR 5, cao su tái sinh, Skim block, cao su hỗn hợp,…

Tuy nhiên, xuất khẩu một số chủng loại cao su tự nhiên lại giảm so với năm 2021 như: SVR 3L, SVR CV60, SVR CV50, SVR CV40,…

Về giá xuất khẩu, năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su đều giảm so với năm 2021.

Trong đó đáng chú ý như: hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp giá xuất khẩu bình quân giảm 7,2%; Latex giảm 9%; SVR 3L giảm 7,6%; SVR CV60 giảm 10,8%; RSS3 giảm 8,7%; RSS1 giảm 14,7%; Cao su tái sinh giảm 13,9%; Skim block giảm 10,4%,... 

Thảo Vy