|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 8/2: Bất ngờ tăng 1.000 đồng/kg, cao su kỳ hạn giảm nhẹ

07:05 | 08/02/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (8/2) đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg tại thị trường nội địa. Hiện tại, Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi nhận mức giá trở lại trên 60.000 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên hai sàn TOCOM và SHFE giảm nhẹ trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 9/2

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tại các tỉnh trọng điểm tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện dao động trong khoảng 57.000 - 60.500 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 57.000 đồng/kg tại tỉnh Gia Lai. Tiếp đó là tỉnh Đồng Nai với mức 58.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cùng điều chỉnh giá thu mua lên chung mức 58.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lần lượt tăng lên mức 59.500 đồng/kg và 60.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

58.500

+1.000

Gia Lai

57.000

+1.000

Đắk Nông

58.500

+1.000

Bà Rịa - Vũng Tàu

60.500

+1.000

Bình Phước

59.500

+1.000

Đồng Nai

58.000

+1.000

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 7/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 6/2 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.642 USD/tấn, giảm 0,08%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.900 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 6/2

Ngày 7/2

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.645

3.642

-0,08

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.900

2.900

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.110 USD/tấn, giảm 0,56%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 6/2

Ngày 7/2

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.144

6.110

-0,56

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Ông Dith Tina, Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Malaysia, bày tỏ sự vui mừng về độ phổ biến của hạt tiêu hữu cơ được trồng tại địa phương, theo The Star.

Ông kêu gọi nông dân và doanh nghiệp canh tác cũng như đóng gói sản phẩm theo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật để thúc đẩy xuất khẩu.

Đề xuất này được ông đưa ra trong chuyến thăm ngày 27/ 1 tới Sela Pepper, một nhà sản xuất tiêu hữu cơ ở huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum, để tìm hiểu về chuỗi sản xuất của công ty, từ khâu làm sạch và đóng gói cho đến các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trước khi xuất khẩu.

Ông chia sẻ: “Hạt tiêu hữu cơ Khmer được ưa chuộng và có nhu cầu cao ở cả thị trường xuất khẩu và nội địa”.

“Để khai thác tiềm năng của mặt hàng này, chúng ta cần canh tác và đóng gói các sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch thực vật quốc tế cũng như các phương pháp thực hành nông nghiệp tốt nhất. Những sản phẩm như vậy có giá cao hơn”.

Ông đề nghị Tổng cục Nông nghiệp phối hợp với các sở ngành của tỉnh để đảm bảo rằng nhiều nông dân sẽ nhận được chứng chỉ Thực hành Nông nghiệp Tốt (CAM GAP) trong tương lai.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2023 đạt mức 213,5 yen/kg, giảm 0,19% (tương đương 0,4 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.470 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,48% (tương đương 60 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong năm 2022, trị giá nhập khẩu cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 13,38 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2021.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Trung Quốc. Trong đó, trừ Việt Nam và Thái Lan, trị giá nhập khẩu cao su từ ba thị trường còn lại đều giảm so với năm 2021.

Trong năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc, đạt 2,32 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2021. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2022 chiếm 17,36%, thấp hơn so với mức 18,16% của năm 2021.

Về chủng loại nhập khẩu, trong năm 2022, Trung Quốc tăng nhập khẩu cả cao su tự nhiên và cao su tổng hợp so với năm 2021. Trị giá nhập khẩu cao su tự nhiên (HS 4001) của Trung Quốc đạt 4,02 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2021, chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường như: Thái Lan, Malaysia, Bờ Biển Ngà, Lào và Việt Nam.

Trong năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc, đạt 339,47 triệu USD, tăng 31,2% so với năm 2021. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 8,43% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với mức 6,7% của năm 2021.

Ngoài ra, trong năm 2022 Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường như Bờ Biển Ngà, Lào, Myanmar, Philippines, Ghana, Nigeria,...

Trong khi đó, Trung Quốc giảm nhập khẩu cao su tự nhiên từ một số thị trường như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia…, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thảo Vy