Giá tiêu hôm nay 5/7: Vẫn không gợn sóng; cao su TOCOM tăng nhẹ dưới 1%
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 6/7
Theo khảo sát, giá tiêu nối dài chuỗi ngày ổn định tại các tỉnh trọng điểm. Tương tự hôm qua, giá thu mua vẫn dao động trong khoảng 69.000 - 72.000 đồng/kg.
Mức giá thấp nhất là 69.000 đồng/kg tiếp tục có mặt tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai.
Nhỉnh hơn là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với mức giao dịch ổn định là 70.500 đồng/kg.
Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cùng chung xu hướng. Giá tiêu hôm nay tại hai địa phương này lần lượt ở mức 71.000 đồng/kg và 72.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
70.500 |
- |
Gia Lai |
69.000 |
- |
Đắk Nông |
70.500 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
72.000 |
- |
Bình Phước |
71.000 |
- |
Đồng Nai |
69.000 |
- |
Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), cho biết: “Tình hình kinh tế khả quan thúc đẩy sự gia tăng du lịch giải trí và do đó, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu cũng tăng vọt”.
Thông thường, Việt Nam là nước mua tiêu Campuchia nhiều nhất, chiếm 70 - 80% thị phần, tiếp theo là Thái Lan với 15%.
Ông cho biết thêm, tổng diện tích trồng tiêu của Campuchia hiện hơn 6.000ha, mỗi ha cho năng suất trung bình hàng năm là 3 - 4 tấn.
Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Campuchia đã xuất khẩu 5.558,58 tấn hạt tiêu sang 16 thị trường trong 5 tháng đầu năm nay, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam đứng đầu danh sách các nhà nhập khẩu với 5.131,51 tấn, tiếp theo là Đức (355,78 tấn), Đài Loan (21 tấn), Malaysia (13,64 tấn) và Pháp (10,51 tấn).
Các thị trường còn lại, tính theo lượng mua, là Bỉ, Cộng hòa Séc, Nhật Bản, Thụy Điển, Canada, Mỹ, Ấn Độ, Anh, Kazakhstan, Hàn Quốc và Australia.
Năm ngoái, Campuchia đã xuất khẩu 28.074 tấn hạt tiêu, tăng 452,72% so với năm 2020, The Phnom Penh Post đưa tin.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2022 ghi nhận mức 262,4 yen/kg, tăng 0,73% (tương đương 1,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2022 được điều chỉnh lên mức 12.865 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,74% (tương đương 95 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) Nhật Bản, giá cao su giảm xuống mức 248,8 yen/kg vào ngày 16/6, sau đó giá có xu hướng tăng mạnh trở lại, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Ngày 28/6, giá cao su RSS3 giao tháng 7/2022 giao dịch ở mức 262 yen/kg (tương đương 1,93 USD/kg), tăng 7,6% so với cuối tháng 5/2022 và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su đã giảm xuống mức 12.400 nhân dân tệ/tấn vào ngày 22/6, sau đó liên tục tăng trở lại tới cuối tháng 6/2022, nhưng vẫn giảm so với cuối tháng 5/2022.
Ngày 28/6, giá cao su RSS3 giao tháng 7/2022 ở mức 12.795 nhân dân tệ/tấn (tương đương 1,91 USD/kg), giảm 2,3% so với cuối tháng 5/2022 và giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Tại Thái Lan, giá giảm mạnh so với cuối tháng 5/2022. Ngày 28/6, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 66 baht/kg (tương đương 1,88 USD/kg), giảm 8,2% so với cuối tháng 5/2022, nhưng tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2021. Giá thấp do nguồn cung cao trong mùa cao điểm khai thác mủ ở Thái Lan.