|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 3/11: Tiếp tục lặng sóng; cao su biến động trái chiều

07:36 | 03/11/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (3/11) vẫn ổn định tại thị trường nội địa. Trong đó, mức giá thấp nhất là 56.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Gia Lai. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên hai sàn TOCOM và SHFE biến động không đồng nhất trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 4/11  

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tiếp tục đi ngang trong khoảng 56.000 - 59.000 đồng/kg.

Hiện tại, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai ghi nhận mức giá lần lượt là 56.000 đồng/kg và 56.500 đồng/kg.

Tiếp đó là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức giao dịch 57.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ổn định tại mức tương ứng là 58.000 đồng/kg và 59.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

57.000

-

Gia Lai

56.000

-

Đắk Nông

57.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

59.000

-

Bình Phước

58.000

-

Đồng Nai

56.500

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 2/11 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 1/11 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.651 USD/tấn, giảm 0,05%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.575 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 1/11

Ngày 2/11

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.653

3.651

-0,05

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.575

2.575

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

5.100

5.100

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.910 USD/tấn, giảm 0,03%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 1/11

Ngày 2/11

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.912

5.910

-0,03

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

McCormick - một công ty hàng đầu thế giới về gia vị và hương liệu, cho biết, lạm phát đang ảnh hưởng đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng và đè nặng lên hoạt động kinh doanh của họ.

Cách đây chưa đầy ba tháng, McCormick đã cắt giảm triển vọng với lý do lạm phát chi phí cao và những thách thức trong chuỗi cung ứng.

Giờ đây, gã khổng lồ ngành hương liệu tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng một lần nữa. Nguyên nhân là ngành gia vị đang chịu áp lực lạm phát tăng cao trên toàn cầu.

Theo nhà kinh doanh gia vị tại Ấn Độ, Mihir Mehta: “Chúng tôi dự kiến nhu cầu sẽ giảm mạnh vào quý đầu tiên của năm 2023 với mùa Đông đặc biệt khó khăn ở khu vực châu Âu, do cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra”.

Theo quan sát của Mehta, giá hàng hóa vẫn ở mức cao tại các nước sản xuất do đầu cơ hoặc sản lượng cây trồng giảm. Tuy nhiên, với việc đồng USD tăng mạnh, nhiều nước nhập khẩu nhận thấy mức giá không cạnh tranh đối với thị trường nội địa của họ.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2022 đạt mức 216 yen/kg, giảm 0,56% (tương đương 1,2 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2022 được điều chỉnh lên mức 11.340 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,58% (tương đương 65 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Tại Ấn Độ, nhu cầu về găng tay suy yếu sau khi đại dịch COVID-19 ở nhiều nơi trên thế giới đã bớt căng thẳng. Điều này khiến giá mủ cao su lao dốc, buộc nhiều nông dân phải kéo dài thời gian khai thác.

Giá mủ cao su, một nguyên liệu chính để sản xuất găng tay, chỉ thun và các sản phẩm khác, đã giảm từ 40% đến 50% trong vài tháng qua.

Giá mủ tại vườn, vốn đã tăng lên khoảng 185 rupee/kg vào thời kỳ cao điểm của đại dịch, hiện đã giảm xuống còn khoảng 105 rupee/kg.

Tương tự, giá mủ ly tâm hoặc mủ khô hiện ở mức 84,55 rupee/kg, giảm so với mức 130 rupee/kg cách đây vài tháng.

Ông Scariah Vazhayil, Giám đốc Alleppey Latex, cho biết: “Nhiều nông dân đã chuyển từ sản xuất cao su tấm sang mủ cao su trong hai năm qua vì nó mang lại nhiều lợi nhuận hơn với sự gia tăng nhu cầu”.

Theo ông, giá cao su tấm thông thường sẽ cao hơn giá mủ cao su, nhưng khi đại dịch xảy ra thì tình hình lại ở thế trái ngược.

Việc sử dụng mủ cao su đã tăng từ khoảng 8% tổng lượng tiêu thụ cao su tự nhiên lên 11% trong thời kỳ đại dịch khi nhu cầu về găng tay leo thang. Tuy nhiên, do nhu cầu suy yếu, các nhà sản xuất đã cắt giảm sản lượng.

Ông Rijo Mathew, Giám đốc điều hành của Royal Latex, bày tỏ: “Chúng tôi đã tiến hành cắt giảm sản lượng xuống 20% ​​do thị trường găng tay đang dư thừa”, theo trang MoneyControl.

Thảo Vy