Giá tiêu hôm nay 30/6: Đi ngang trên diện rộng; giá cao su biến động dưới 0,5%
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 1/7
Theo khảo sát, giá tiêu ổn định trong khoảng 69.000 - 72.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước.
Trong đó, mức giá thấp nhất là 69.000 đồng/kg cùng có mặt tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai.
Nhỉnh hơn là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức giao dịch 70.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không đổi, lần lượt tại mức 71.000 đồng/kg và 72.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
70.500 |
- |
Gia Lai |
69.000 |
- |
Đắk Nông |
70.500 |
- |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
72.000 |
- |
Bình Phước |
71.000 |
- |
Đồng Nai |
69.000 |
- |
Theo các nhà phân tích, cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, cộng với việc Trung Quốc kiên trì chính sách Zero COVID và lạm phát cao đã khiến nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu giảm khoảng 40.000 - 50.000 tấn từ đầu năm 2022 cho đến nay.
Ngoài ra, vụ tiêu mới ở Brazil hứa hẹn đạt sản lượng tốt. Do đó, giá tiêu thế giới có khả năng sẽ đi ngang trong thời gian tới.
Còn theo dự báo của Cục Xuất Nhập khẩu - Bộ Công Thương, thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi một vài thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu gỡ phong tỏa.
Tuy nhiên, giá hạt tiêu thế giới vẫn chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu khiến nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2022 ghi nhận mức 261,5 yen/kg, tăng 0,42% (tương đương 1,1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2022 được điều chỉnh xuống mức 12.725 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,16% (tương đương 20 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 13,72 nghìn tấn, trị giá 25,53 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 8,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.860 USD/tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Xét về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong đó, chủng loại SVR10 được xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ nhiều nhất, chiếm 25,3% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2022.
Đứng thứ hai là chủng loại RSS3 chiếm 24,4% và thứ ba là Latex chiếm 22,4% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2022.
Về giá xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân phần lớn các chủng loại cao su sang Thổ Nhĩ Kỳ đều giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó giảm mạnh nhất là RSS3 giảm 8,6%; Latex giảm 5%; SVR CV60 giảm 7,5%...
Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su sang Thổ Nhĩ Kỳ lại tăng như SVR10 tăng 5,9%, SVR20 tăng 8,6%..., theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).