|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 28/1: Giảm 500 đồng/kg, cao su TOCOM giảm hơn 1,5%

07:41 | 28/01/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (28/1) đồng loạt giảm 500 đồng/kg sau nhiều ngày đi ngang. Hiện, các tỉnh trọng điểm đang ghi nhận khoảng giá 55.500 - 58.000 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên Sàn TOCOM giảm hơn 1,5%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 29/1

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu quay đầu giảm 500 đồng/kg so với hôm qua.

Hiện tại, giá thu mua nội địa đang dao động trong khoảng 55.500 - 58.000 đồng/kg.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 55.500 đồng/kg tại tỉnh Gia Lai.

Tiếp đó là ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức giá 56.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giảm xuống mức tương ứng là 57.500 đồng/kg và 58.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

56.500

-500

Gia Lai

55.500

-500

Đắk Nông

56.500

-500

Bà Rịa - Vũng Tàu

58.000

-500

Bình Phước

57.500

-500

Đồng Nai

56.500

-500

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 27/1 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 26/1 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.587 USD/tấn, giảm 0,11%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.800 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 26/1

Ngày 27/1

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.591

3.587

-0,11

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.800

2.800

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.176 USD/tấn, giảm 0,1%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 26/1

Ngày 27/1

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.182

6.176

-0,1

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Bộ Thương mại Campuchia có kế hoạch soạn thảo chính sách hồ tiêu nhằm tăng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cho chuỗi sản xuất hồ tiêu ở Campuchia.

Ông Var Roth San, người đứng đầu nhóm cố vấn của Bộ, cho biết, chính sách này sẽ chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy thực hành nông nghiệp hữu cơ trong việc trồng hồ tiêu.

Ông chia sẻ: “Chính sách này được thiết kế để tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí, tăng giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất, thúc đẩy đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu”.

Ông nói thêm rằng, nông dân có thể phát triển các đồn điền hồ tiêu hữu cơ, và điều này rất có ý nghĩa bởi người Campuchia có lịch sử trồng tiêu từ thời tổ tiên.

Ông khuyến khích tất cả các bên liên quan, đặc biệt là phân khúc tư nhân, cố gắng mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn trong sản xuất và chế biến hạt tiêu xuất khẩu.

Đánh giá về chính sách hạt tiêu do Bộ Thương mại chuẩn bị xây dựng, Chủ tịch Liên đoàn Hạt tiêu và Gia vị Campuchia Mak Ny cho biết tổ chức này sẵn sàng tham gia cung cấp đầu vào và tạo điều kiện cho thị trường trong và ngoài nước.

Theo ông Roth San, Bộ sẽ tiến hành soạn thảo chính sách hạt tiêu quốc gia vào năm 2023, sau khi kết thúc soạn thảo chính sách quốc gia về hạt điều, theo Khmer Times.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2023 đạt mức 215,3 yen/kg, giảm 1,69% (tương đương 3,7 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh lên mức 13.310 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,04% (tương đương 5 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu cao su vẫn tăng trưởng tốt so với năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 2,14 triệu tấn cao su, trị giá 3,31 tỷ USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 1,1% về trị giá so với năm 2021.

Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2022 ở mức 1.546 USD/tấn, giảm 7,8% so với năm 2021. 

Trung Quốc tiếp tục là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam trong năm 2022, chiếm 74,62% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 1,6 triệu tấn, trị giá 2,38 tỷ USD, tăng 14,6% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với năm 2021; giá xuất khẩu bình quân tới thị trường này đạt 1.490 USD/tấn, giảm 9% so với năm 2021.

Ngoài ra, trong năm 2022, xuất khẩu cao su sang một số thị trường lớn đều tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với năm 2021, trong đó đáng chú ý như Nga, Brazil, Malaysia,... Tuy nhiên xuất khẩu sang một số trường khác vẫn sụt giảm như Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan, Đức,…

Thời gian tới, việc Trung Quốc dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế về COVID-19 và mở cửa biên giới sẽ là cơ hội tốt cho xuất khẩu cao su hồi phục, trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ và Trung Quốc sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Thảo Vy

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.