|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 27/1: Thị trường ổn định sau kỳ nghỉ lễ

07:45 | 27/01/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (27/1) đồng loạt đi ngang tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Hiện tại, Bà Rịa - Vũng Tàu đang giữ mức giá cao nhất là 58.500 đồng/kg.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 28/1

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu ổn định trong khoảng 56.000 - 58.500 đồng/kg.

Trong đó, Gia Lai đang là địa phương có mức giá thấp nhất với 56.000 đồng/kg.

Ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì thu mua với chung mức giá 57.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lần lượt đi ngang tại mức 58.000 đồng/kg và 58.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

57.000

-

Gia Lai

56.000

-

Đắk Nông

57.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

58.500

-

Bình Phước

58.000

-

Đồng Nai

57.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 26/1 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 25/1 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.591 USD/tấn, giảm 0,03%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.800 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 25/1

Ngày 26/1

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.592

3.591

-0,03

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.800

2.800

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.182 USD/tấn, giảm 0,03%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 25/1

Ngày 26/1

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.183

6.182

-0,03

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Người dân huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông) đang chủ động chuyển dịch từ sản xuất hồ tiêu truyền thống sang sản xuất hồ tiêu bền vững, an toàn, theo báo Đắk Nông điện tử.

Ông Lê Hoàng Vinh, Trưởng Phòng NN&PTNT Đắk Song đánh giá, hiện giá hồ tiêu không còn cao như trước, nhưng nhờ định hướng tốt, người dân đã chuyển dịch từ phát triển hồ tiêu theo phong trào, chú trọng năng suất sang sản xuất hồ tiêu bền vững, an toàn, chất lượng.

Nhờ vậy, hồ tiêu Đắk Song ngày càng được nâng cao giá trị, đem lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất hồ tiêu theo hướng truyền thống. Điều này từng bước xây dựng thương hiệu hồ tiêu Đắk Song nói riêng, hồ tiêu Đắk Nông nói chung ngày càng vững mạnh.

Theo UBND huyện Đắk Song, thời gian qua, địa phương đã tập trung nhiều giải pháp để phát triển ngành hồ tiêu theo hướng bền vững. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân cần phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để lựa chọn mô hình sản xuất hiệu quả.

“Chúng tôi đang đẩy mạnh việc khuyến khích người trồng hồ tiêu phát triển kinh tế theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã. Từ đó, người trồng hồ tiêu có thể liên kết được với các doanh nghiệp lớn để sản xuất theo chuỗi giá trị để tăng thu nhập, nâng cao đời sống”, lãnh đạo UBND huyện Đắk Song cho hay.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, trong 11 tháng năm 2022, Thái Lan xuất khẩu được 4,88 triệu tấn cao su (HS 4001; 4002; 4003; 4005), trị giá 274,92 tỷ baht (tương đương 8,03 tỷ USD), tăng 8,1% về lượng và tăng 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Thái Lan. Trong đó, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 52,46% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong 11 tháng năm 2022 với 2,56 triệu tấn, trị giá 139,47 tỷ baht (tương đương 4,07 tỷ USD), tăng 10,8% về lượng và tăng 22% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu, trong 11 tháng năm 2022, các chủng loại cao su xuất khẩu của Thái Lan chủ yếu vẫn là cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. Trong đó, cao su tự nhiên chiếm 62,96% tổng lượng cao su xuất khẩu của nước này.

Trong 11 tháng năm 2022, Thái Lan xuất khẩu được 3,07 triệu tấn cao su tự nhiên (HS 4001), trị giá 168,35 tỷ baht (tương đương 4,92 tỷ USD), giảm 0,8% về lượng, nhưng tăng 5,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 32,31% tổng lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan trong 11 tháng năm 2022 với 992,46 nghìn tấn, trị giá 51,4 tỷ baht (tương đương 1,5 tỷ USD), giảm 12% về lượng và giảm 8,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong 11 tháng năm 2022 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường lớn là Trung Quốc và Malaysia giảm; trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ lại tăng, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thảo Vy