|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 26/1: Tăng mạnh lên hơn 148.000 đồng/kg trong tuần giáp Tết

09:16 | 26/01/2025
Chia sẻ
Kết thúc tuần qua, giá tiêu trong nước tăng 1.000 – 2.700 đồng/kg so với tuần trước, lên mức 147.000 – 148.200 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu Indonesia cũng tăng mạnh trong khi tiêu Brazil lại giảm.

Cập nhật giá tiêu

Tại thị trường trong nước

Khảo sát cho thấy, giá tiêu hôm nay (26/1) dao động ở mức 147.000 – 148.200 đồng/kg, tăng nhẹ 200 đồng/kg tại Đắk Nông và Đắk Lắk nhưng ổn định tại các địa phương khác.

Tổng kết tuần qua, giá tiêu trong nước tăng khoảng 1.000 – 2.700 đồng/kg so với tuần trước. Trong đó, giá tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông được thu mua ở mức cao nhất là 148.200 đồng/kg, tăng lần lượt 2.700 đồng/kg và 2.200 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu tại tỉnh Gia Lai cũng tăng 2.500 đồng/kg so với tuần trước và được giao dịch ở mức 147.500 đồng/kg.

Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu đang được thu mua ở mức 147.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg tại Bình Phước và 1.000 đồng/kg tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai

Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)

Giá thu mua ngày 26/1

(Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với tuần trước (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

148.200

+200

+2.700

Gia Lai

147.500

-

+2.500

Đắk Nông

148.200

+200

+2.200

Bà Rịa - Vũng Tàu

147.000

-

+1.000

Bình Phước

147.000

-

+2.000

Đồng Nai

147.000

-

+1.000

 

Nguồn: Hoàng Hiệp tổng hợp từ giatieu.com

Trên thị trường thế giới

Kết thúc tuần qua, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) ở mức 7.157 USD/tấn, tăng 44 USD/tấn so với tuần trước.

Tuy nhiên, giá tiêu đen ASTA 570 Brazil được điều chỉnh giảm 200 USD/tấn, xuống còn 6.150 USD/tấn trong tuần qua.

Trong khi đó, giá tiêu đen Kuching Malaysia vẫn giữ ổn định ở mức 9.000 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam nối dài chuỗi ngày đi ngang trong khoảng 6.350 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 6.650 USD/tấn đối với loại 550 g/l.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới

Ngày 26/1 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi so với tuần trước

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

7.157

+0,6

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.150

-3,1

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

9.000

-

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.350

-

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.650

-

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia tăng mạnh 263 USD/tấn (2,9%), lên mức 9.456 USD/tấn.

Trong khi giá tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam không đổi ở mức 9.550 USD/tấn, còn tiêu trắng Malaysia ASTA đạt 11.600 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới

Ngày 26/1 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi so với hôm trước

Tiêu trắng Muntok Indonesia

9.456

+2,9

Tiêu trắng Malaysia ASTA

11.600

-

Tiêu trắng Việt Nam

9.550

-

Cập nhật thông tin hồ tiêu

Theo ông Trần Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu "vàng đen" của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức.

Trong đó, nguy cơ lớn nhất chính là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kế tiếp đó là các yếu tố về môi trường, giảm phát thải carbon, mô hình canh tác bền vững, mô hình trồng xen một cách bền vững...hay các thách thức về xã hội như lao động trẻ em, lao động bình đẳng giới...

Đây là một bài toán dài hơi, không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Song, không thể chậm trễ. Trong đó, quan trọng nhất là đẩy mạnh sự kết nối giữa nông dân - doanh nghiệp, trồng trọt và chế biến dưới sự hỗ trợ hiệu quả từ phía hiệp hội, địa phương và bộ, ngành liên quan. Từ sự kết nối chặt chẽ sẽ có những chiến lược phù hợp và sự đầu tư vốn, công nghệ hiệu quả.

"Chúng ta cần tập trung cho bài toán liên kết để tạo vùng nguyên liệu, nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho các sản phảm hồ tiêu tại các thị trường xuất khẩu lớn", ông Hải nhấn mạnh.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong năm 2024, châu Âu đã cảnh báo 77 trường hợp về hồ tiêu và gia vị nhập khẩu từ các thị trường, giảm 2 trường hợp so với 2023. Cụ thể, hồ tiêu 8 trường hợp, ớt 35 trường hợp, quế 12 trường hợp, gừng 5 trường hợp, nhục đậu khấu 8 trường hợp.

Trong đó, Việt Nam ghi nhận số lượng cảnh báo nhiều nhất với 21 trường hợp, tăng gấp 7 lần so với 2023. Ớt là sản phẩm bị cảnh báo nhiều nhất với 11 cảnh báo; quế có 7 cảnh báo, trong đó 3 về dư lượng chì; hồ tiêu có 1 cảnh báo vi khuẩn Samonella. Sau Việt Nam là Ấn Độ với 16 trường hợp, Indonesia là 8, Trung Quốc có 4…

Không chỉ tại châu Âu, thị trường Mỹ cũng phát hiện 15 trường hợp cảnh báo liên quan đến gia vị Việt Nam, trong đó có 6 cảnh báo đối với quế, tăng gấp ba so với 2 trường hợp năm 2023.

Hoàng Hiệp