|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 2/2: Tăng 500 đồng/kg, cao su kỳ hạn đồng loạt giảm

07:19 | 02/02/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (2/2) tăng trở lại với mức điều chỉnh là 500 đồng/kg so với hôm qua. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn đồng loạt đi xuống, trong đó giá trên Sàn SHFE giảm hơn 2%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 3/2

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tại thị trường nội địa đồng loạt tăng 500 đồng/kg so với hôm qua.

Hiện tại, các tỉnh trọng điểm đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 56.000 - 58.500 đồng/kg.

Trong đó, Gia Lai ghi nhận mức giá thấp nhất là 56.000 đồng/kg.

Tiếp đó là ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông với cùng mức 57.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu tăng lên mức tương ứng là 58.000 đồng/kg và 58.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

57.000

+500

Gia Lai

56.000

+500

Đắk Nông

57.000

+500

Bà Rịa - Vũng Tàu

58.500

+500

Bình Phước

58.000

+500

Đồng Nai

57.000

+500

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 1/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 31/1 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.660 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.800 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 31/1

Ngày 1/2

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.660

3.660

0

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.800

2.800

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.171 USD/tấn, tăng 0,02%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 31/1

Ngày 1/2

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.170

6.171

0,02

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong năm 2022 đạt xấp xỉ 228,7 nghìn tấn, trị giá 970,6 triệu USD, giảm 12,4% về lượng, nhưng tăng 3,5% về trị giá so với năm 2021.

Tính riêng tháng 12/2022, xuất khẩu hạt tiêu đạt 20,44 nghìn tấn, trị giá 73,54 triệu USD, tăng 25,6% về lượng và tăng 21,9% về trị giá so với tháng 11/2022; so với tháng 12/2021 tăng 36,2% về lượng và tăng 4,0% về trị giá. 

Tháng 12/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 3.597 USD/tấn, giảm 2,9% so với tháng 11/2022 và giảm 23,7% so với tháng 12/2021. Tính chung cả năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.244 USD/tấn, tăng 18,1% so với năm 2021.

Xét về cơ cấu thị trường, lượng hạt tiêu xuất khẩu năm 2022 sang hầu hết các thị trường giảm so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu hạt tiêu sang Trung Quốc giảm 50% cả về lượng và trị giá, đạt 18,95 nghìn tấn, trị giá 44,57 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu sang Philippines và Nga tăng.

Năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu đen giảm 18,7% về lượng và giảm 3,8% về trị giá so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu hạt tiêu đen sang hầu hết các thị trường chủ lực giảm, ngoại trừ Nga tăng 20,6% về lượng và tăng 23,3%.

Trong khi đó, xuất khẩu hạt tiêu đen xay, hạt tiêu trắng và hạt tiêu trắng xay năm 2022 giảm về lượng, nhưng tăng về trị giá so với năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2023 đạt mức 217,4 yen/kg, giảm 0,23% (tương đương 0,5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.755 nhân dân tệ/tấn, giảm 2,34% (tương đương 305 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Năm 2022, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu cao su sang thị trường này tăng trưởng tốt so với năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,6 triệu tấn cao su, trị giá 2,38 tỷ USD, tăng 14,6% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.490 USD/tấn, giảm 9% so với năm 2021.

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280) được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm 81,96% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2022, với 1,31 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, tăng 7,7% về lượng, nhưng giảm 0,1% về trị giá so với năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.544 USD/tấn, giảm 7,2% so với năm 2021.

Ngoài ra, trong năm 2022, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với năm 2021, trong đó đáng chú ý như: Latex tăng 98% về lượng và tăng 81,6% về trị giá; SVR 10 tăng 42,5% về lượng và tăng 34,7% về trị giá; SVR 20 tăng 403,3% về lượng và tăng 369,3% về trị giá. 

Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc mặc dù tăng trong năm 2022, nhưng vẫn gặp khó khăn do nước này thực hiện chính sách “Zero COVID” gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp cao su và tiêu thụ ở Trung Quốc.

Trong khi đó, khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc, các đợt nắng nóng làm gián đoạn sản xuất cũng đã có những tác động làm giảm giá cao su nhập khẩu vào nước này, qua đó giá cao su xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này cũng giảm.

Giá xuất khẩu bình quân hầu hết các chủng loại cao su sang Trung Quốc trong năm 2022 đều giảm so với năm 2021 như: Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp giảm 7,2%; Latex giảm 8,3%; SVR 10 giảm 5,4%; SVR 3L giảm 8,7%; RSS3 giảm 10,9%; SVR CV60 giảm 10,8%... Đặc biệt, giá cao su giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2022.

Năm 2023, thị trường cao su vẫn còn chịu áp lực trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung không mấy tích cực. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản thuận lợi như Trung Quốc dỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng ngừa COVID-19 và mở cửa biên giới sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu cao su sang thị trường này.

Thảo Vy

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.