|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 3/2: Tiếp tục tăng nhẹ, cao su giảm hơn 1%

07:01 | 03/02/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (3/2) duy trì đà tăng tại một số ít địa phương trong nước. Hiện tại, mức giá cao nhất theo khảo sát là 59.000 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn giảm với biên độ hơn 1% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 4/2

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu tăng nhẹ, hiện dao động trong khoảng 56.000 - 59.000 đồng/kg.

Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg so với hôm qua, hiện có mức giá cao nhất là 59.000 đồng/kg.

Các địa phương khác nhìn chung không có biến động về giá trong hôm nay.

Hiện tại, mức giá thấp nhất theo ghi nhận là 56.000 đồng/kg tại tỉnh Gia Lai.

Ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông đang có cùng mức 57.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước cũng neo tại mức 58.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

57.000

-

Gia Lai

56.000

-

Đắk Nông

57.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

59.000

+500

Bình Phước

58.000

-

Đồng Nai

57.000

-

 

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 2/2 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 1/2 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.690 USD/tấn, tăng 0,81

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.800 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 1/2

Ngày 2/2

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.660

3.690

0,81

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.800

2.800

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.222 USD/tấn, tăng 0,82%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 1/2

Ngày 2/2

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.171

6.222

0,82

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, 11 tháng năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu của Nhật Bản đạt 10,38 nghìn tấn, trị giá 72,07 triệu USD, tăng 29,1% về lượng và tăng 60,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nhật Bản trong 11 tháng năm 2022 đạt mức 6.940 USD/tấn, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nhật Bản tăng mạnh từ hầu hết các nguồn cung.

Xét về cơ cấu nguồn cung, Nhật Bản tăng nhập khẩu hạt tiêu từ hầu hết các nguồn cung, ngoại trừ Ấn Độ. Malaysia là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Nhật Bản trong 11 tháng năm 2022, lượng đạt 4,13 nghìn tấn, trị giá 27,54 triệu USD, tăng 36% về lượng và tăng 81,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần hạt tiêu của Malaysia trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 37,79% trong 11 tháng năm 2021 lên 39,8% trong 11 tháng năm 2022.

Tương tự, Nhật Bản tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam trong 11 tháng năm 2022, mức tăng 30,7% về lượng và tăng 49,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt xấp xỉ 2,8 nghìn tấn, trị giá 17,23 triệu USD.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng nhẹ từ 26,6% trong 11 tháng năm 2021 lên 26,93% trong 11 tháng năm 2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2023 đạt mức 214,1 yen/kg, giảm 1,54% (tương đương 3,3 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.575 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,18% (tương đương 150 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Tại Ấn Độ, thông báo về việc tăng thuế nhập khẩu đối với cao su tổng hợp từ 10% lên 25% gần đây đã được cộng đồng người trồng cao su hoan nghênh rộng rãi.

Ông Babu Joseph, Điều phối viên Quốc gia của Hiệp hội Sản xuất Cao su, cho biết, việc tăng thuế sẽ rất có lợi cho nông dân. Ông bày tỏ lời cảm ơn đến các bên liên quan vì sự giúp đỡ dành cho những người trồng cao su.

Tương tự, ông Jeffry Rebello, Chủ tịch Hiệp hội Những người trồng trọt Thống nhất Nam Ấn Độ, cũng thể hiện sự vui mừng về việc tăng thuế nhập khẩu đối với cao su tổng hợp. Song, ông cũng lo ngại rằng, liệu điều này có áp dụng cho các quốc gia trong Hiệp định Thương mại Tự do Ấn Độ Dương (FTA) hay không.

Nhập khẩu cao su phức hợp đã và đang là nguyên nhân khiến nông dân trồng cao su đứng ngồi không yên, kéo giá nội địa xuống thấp cũng như ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất cao su phức hợp trong nước.

Theo ước tính, tổng lượng cao su nhập khẩu đạt khoảng 500.000 tấn vào năm ngoái. Phần lớn trong số này dành cho ngành công nghiệp cao su, bao gồm cả sản xuất lốp ô tô. Ngành săm lốp tận dụng điều kiện thị trường quốc tế để nhập khẩu cao su tổng hợp.

Các nguồn tin cho biết, với phần lớn trong số 750.000 tấn cao su tự nhiên trong nước được sản xuất ở Kerala - nơi có mức sống cao, nông dân phải kiếm được khoảng 190 rupee/kg để có tinh thần duy trì việc canh tác.

Tuy nhiên, ông Babu Joseph cho biết, nếu không thay đổi phân bổ ngân sách thì hoạt động của hội đồng cao su sẽ bị ảnh hưởng, theo The Hindu.

Thảo Vy