|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 2/1: Thị trường chủ yếu đi ngang, riêng Gia Lai quay đầu giảm nhẹ

06:50 | 02/01/2025
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (2/1) dao động 146.000 – 147.000 đồng/kg, giảm nhẹ 500 đồng/kg tại Gia Lai và ổn định ở các địa phương khác. Xuất khẩu hạt tiêu của Campuchia ra thị trường quốc tế đã tăng gần 2,5 lần trong 11 tháng năm 2024.

Cập nhật giá tiêu

Tại thị trường trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay dao động trong khoảng 146.000 – 147.000 đồng/kg, giảm nhẹ trở lại tại Gia Lai và tiếp tục ổn định tại các địa phương khác.

Cụ thể, giá tiêu tại tỉnh Gia Lai quay đầu giảm 500 đồng/kg, xuống còn 146.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá tiêu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục giữ ổn định ở mức 147.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện

(khu vực khảo sát)

Giá thu mua ngày 2/1

(Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

147.000

-

Gia Lai

146.000

-500

Đắk Nông

147.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

147.000

-

Bình Phước

147.000

-

Đồng Nai

147.000

-

 

 

Trên thị trường thế giới

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết tiêu đen Lampung (Indonesia) ở mức 6.855 USD/tấn.

Tương tự, giá tiêu đen ASTA 570 Brazil vẫn duy trì ổn định ở mức 6.325 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching Malaysia đạt 8.500 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam đứng ở mức 6.400 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 6.700 USD/tấn với loại 550 g/l.

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới

Ngày 2/1 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi so với hôm trước

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

6.855

-

Tiêu đen Brazil ASTA 570

6.325

-

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

8.500

-

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.400

-

Tiêu đen Việt Nam (500 g/l)

6.700

-

Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia đạt 8.970 USD/tấn; tiêu trắng Việt Nam là 9.600 USD/tấn; còn tiêu trắng Malaysia ASTA đạt cao nhất là 10.700 USD/tấn.

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới

Ngày 2/1 (ĐVT: USD/tấn)

% thay đổi so với hôm trước

Tiêu trắng Muntok Indonesia

8.970

-

Tiêu trắng Malaysia ASTA

10.700

-

Tiêu trắng Việt Nam

9.600

-

Cập nhật thông tin hồ tiêu

Theo Khmer Times, xuất khẩu hồ tiêu của Campuchia sang Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng mạnh vào năm 2025 khi nhiều công ty xuất khẩu đang tăng cường nỗ lực thâm nhập thị trường này.

Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), cho biết thỏa thuận về nghị định thư xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc đã thúc đẩy ngành công nghiệp hồ tiêu của Campuchia và mang lại thị trường quan trọng cho người trồng tiêu.

Ông Mak Ny cho biết Campuchia mới đây đã xuất khẩu một số hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 2024 và một số công ty đang nỗ lực để mở rộng xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc.

Theo vị Chủ tịch của CPSF: “Xuất khẩu hồ tiêu dự kiến ​​sẽ tăng thêm vào năm 2025, bởi các công ty xuất khẩu Trung Quốc và Campuchia đang hợp tác để thúc đẩy xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Trung Quốc”.

CPSF lạc quan rằng xuất khẩu hạt tiêu của Campuchia sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, khi sản lượng tiêu ở các nước khác suy giảm.

“Thị trường hồ tiêu Campuchia từ năm 2024 đến năm 2030 sẽ tiếp tục được cải thiện, đồng nghĩa với việc giá tiêu sẽ được duy trì ở mức hơn 24.000 Riel/kg (khoảng 6 USD) vì nguồn cung tiêu không tăng đáng kể trong khi nhu cầu tăng lên hàng năm”, ông Mak Ny nói.

Số liệu từ Bộ Thương mại cho thấy, 11 tháng năm 2024, xuất khẩu hạt tiêu của Campuchia ra thị trường quốc tế đạt hơn 34 triệu USD, tăng gần 150% so với chỉ 13 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.

Theo CPSF, yếu tố khiến xuất khẩu hạt tiêu của Campuchia tăng nhanh như vậy là do nhu cầu ở các nước nhập khẩu tăng, trong khi sản lượng tiêu ở các nước xuất khẩu chính lại giảm, khiến lượng tồn kho hạt tiêu toàn cầu giảm.

Ông Mak Ny cho biết thêm rằng nguồn cung trên thị trường quốc tế giảm đã đẩy giá hạt tiêu Campuchia lên hơn 25.000 Riel/kg trong năm nay, gấp đôi giá năm ngoái.

Hiện nay, diện tích trồng tiêu ở Campuchia đạt gần 7.000 ha với sản lượng bình quân trên 18.000 tấn.

Việt Nam là thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn nhất của Campuchia. Ngoài ra, nước này còn xuất khẩu hạt tiêu có Chỉ dẫn địa lý (GI) từ Kampot sang các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Hoàng Hiệp