|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 20/7: Thị trường trầm lắng; cao su SHFE giảm dưới 0,5%

07:34 | 20/07/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (20/7) không có biến động mới so với hôm qua. Các địa phương trọng điểm tiếp tục thu mua hồ tiêu trong khoảng 66.500 - 69.500 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn tăng giảm trái chiều không quá 0,5%.

Cập nhật giá tiêu

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 21/7  

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay vẫn ổn định trong khoảng 66.500 - 69.500 đồng/kg.

Với mức thu mua 66.500 đồng/kg, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai đang là địa phương có mức giá thấp nhất.

Nhỉnh hơn là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức giao dịch hồ tiêu là 67.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang tại mức tương ứng là 68.500 đồng/kg và 69.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

67.500

-

Gia Lai

66.500

-

Đắk Nông

67.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

69.500

-

Bình Phước

68.500

-

Đồng Nai

66.500

-

Tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), người trồng tiêu đang hết sức lo ngại vì giá bán mặt hàng nông sản này đã giảm mạnh trong năm nay, The Washington Post đưa tin.

Nguyên nhân là do đại dịch COVID-19 đã dẫn đến tình trạng phong tỏa, khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng và điều này buộc người tiêu dùng phải “thắt lưng buộc bụng”.

Từ hạt tiêu Tứ Xuyên, bông đến nhà ở, mối lo ngại năm nay ở Trung Quốc là giá sụt giảm. Điều này khác biệt hoàn toàn so với phương Tây, nơi người tiêu dùng đang phải đương đầu với tình trạng lạm phát căng thẳng.

Ông Jacob Gunter, một nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Mercator, cho biết: “Ở Mỹ, bạn có thể có đủ tiền nhưng không tìm thấy đủ thứ để mua”.

“Trong khi đó, ở Trung Quốc thì ngược lại, nhu cầu đã thực sự đi xuống. Các hạn chế liên quan đến COVID-19 đã khiến nhiều người thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, từ đó khiến họ chắt chiu từng đồng trong chi tiêu”.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2022 ghi nhận mức 260,1 yen/kg, tăng 0,42% (tương đương 1,1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2022 được điều chỉnh xuống mức 11.890 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,29% (tương đương 35 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, trong 5 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc nhập khẩu 214,07 nghìn tấn cao su (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 456,78 triệu USD, giảm 8% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong thời gian này, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Hàn Quốc.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ ba cho Hàn Quốc với 17,73 nghìn tấn, trị giá 33,87 triệu USD, tăng 1,8% về lượng, nhưng giảm 0,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 8,3% trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hàn Quốc, cao hơn so với mức 7,5% của 5 tháng đầu năm 2021.

Số liệu thống kê cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su của Thái Lan với 74,13 nghìn tấn, trị giá 136,22 triệu USD, tăng 53,3% về lượng và tăng 56% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su của Thái Lan chiếm 34,6% trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hàn Quốc, cao hơn so với mức 20,8% của 5 tháng đầu năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thảo Vy