|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 13/3: Cao nhất là 66.000 đồng/kg, cao su giảm hơn 1%

06:11 | 13/03/2023
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (13/3) tiếp tục ổn định tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Khảo sát cho thấy, thị trường nội địa đang ghi nhận khoảng giá 63.500 - 66.000 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn giảm với biên độ hơn 1% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 14/3

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu vẫn đi ngang trong khoảng 63.500 - 66.000 đồng/kg tại thị trường trong nước.

Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt ghi nhận mức giá 63.500 đồng/kg và 64.000 đồng/kg.

Kế đến là hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cũng duy trì thu mua hồ tiêu với cùng mức giá 64.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục ổn định tại mức tương ứng là 65.500 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

64.500

-

Gia Lai

63.500

-

Đắk Nông

64.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

66.000

-

Bình Phước

65.500

-

Đồng Nai

64.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 10/3 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 9/3 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.474 USD/tấn, giảm 0,17%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 3.000 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 9/3

Ngày 10/3

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.480

3.474

-0,17

Tiêu đen Brazil ASTA 570

3.000

3.000

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.980 USD/tấn, giảm 0,2%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 9/3

Ngày 10/3

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.992

5.980

-0,2

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ năm 2022 đạt 87.619 tấn, giảm 8,7% so mức kỷ lục 94.174 tấn của năm 2021 và đánh dấu sự sụt giảm lần đầu tiên sau ba năm tăng trưởng liên tiếp.

Tuy nhiên, do giá tiêu cao hơn năm 2021 nên giá trị nhập khẩu đã tăng 22,1% lên 440,2 triệu USD.

Năm 2022, nhìn chung lượng tiêu nhập khẩu của Mỹ từ các nhà cung cấp chính như Brazil, Ấn Độ và Indonesia đều giảm so với năm trước, với mức giảm lần lượt là 43,3%, 29,6% và 0,9%.

Riêng nhập khẩu từ Việt Nam, nguồn cung cấp tiêu lớn nhất cho thị trường này ghi nhận tăng trưởng nhẹ 1,8% so với năm 2021 lên 64.685 tấn, đánh dấu đà tăng trưởng trong năm thứ 7 liên tiếp.

Thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu tiêu của Mỹ theo đó cũng tăng lên 73,8% so với 67,5% của năm trước đó.

Giá tiêu cao hơn trong khi nhu cầu tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi lạm phát được cho là những nguyên nhân chính khiến nhập khẩu tiêu của Mỹ giảm sút trong năm 2022.

Ảnh: Bình An

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 3/2023 đạt mức 202,9 yen/kg, giảm 2,46% (tương đương 5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h15 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2023 được điều chỉnh xuống mức 11.765 nhân dân tệ/tấn, giảm 1,59% (tương đương 190 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

 

Hội đồng Cao su Malaysia (MRC) cho biết, tổng giá trị xuất khẩu cao su và sản phẩm từ cao su của Malaysia đạt 35,98 tỷ ringgit vào năm 2022, theo Thông tấn xã quốc gia Malaysia.

Cụ thể, bản báo cáo của MRC vào ngày 9/3 đã ghi nhận giá trị xuất khẩu cao su là 8,82 tỷ ringgit và giá trị xuất khẩu các sản phẩm làm từ cao su đạt 27,16 tỷ ringgit.

Trong đó, găng tay cao su vẫn là mặt hàng có đóng góp lớn nhất cho lượng xuất khẩu các sản phẩm cao su với giá trị 19,04 tỷ ringgit, chiếm 70,1% tổng thị phần vào năm 2022.

Malaysia đã xuất khẩu nhiều loại găng tay cao su, bao gồm các sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực y tế, công nghiệp, phòng sạch và dịch vụ thực phẩm.

Bên cạnh găng tay, các mặt hàng xuất khẩu chính của sản phẩm cao su bao gồm dây thun cao su, bao cao su, ống thông y tế và các sản phẩm làm từ foam cũng tăng 29,1% so với năm 2021, với tổng giá trị xuất khẩu là 2,38 tỷ ringgit vào năm 2022.

Theo đó, các sản phẩm làm từ foam ghi nhận tăng 138,5% lên 359 triệu ringgit, ống thông y tế tăng 93,7% lên 620,4 triệu ringgit và bao cao su tăng 25,2% lên 383,1 triệu ringgit.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ này cho thấy ngành công nghiệp sản phẩm cao su của Malaysia đang ngày càng đa dạng hóa và không còn giới hạn trong găng tay, vốn là mặt hàng đã luôn “thống trị” xuất khẩu sản phẩm cao su của đất nước với khoảng 95% thị phần.

Ngoài ra, MRC cho biết, trong danh mục sản phẩm non-latex, giá trị xuất khẩu lốp xe đã tăng 4,8% lên 1,83 tỷ ringgit vào năm 2022 so với mức 1,74 tỷ ringgit được ghi nhận vào năm 2021. Với giá trị xuất khẩu lốp xe sang Brazil và Đức tăng lần lượt khoảng 49% và 32,4%.

Đồng thời, bản báo cáo còn cho biết các mặt hàng cao su nói chung, bao gồm các sản phẩm như linh kiện ô tô, lốp xe, các bộ phận của vòng bi và đồ thể thao được ghi nhận tổng giá trị xuất khẩu là 1,67 tỷ ringgit, tăng 19,6% so với năm 2021.

MRC nói thêm rằng, trong năm 2022, Mỹ là nước đóng góp lớn nhất vào tổng kim ngạch xuất khẩu cao su với 235,2 triệu ringgit và Indonesia ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất là 42%, tương đương với giá trị xuất khẩu là 56,2 triệu ringgit.

Bình An