|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 11/1: Ổn định trong khoảng 77.000 - 80.000 đồng/kg

07:36 | 11/01/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (11/1) đồng loạt đi ngang sau khi đã giảm mạnh vào hôm qua. Hiện tại, các địa phương trọng điểm đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 77.000 - 80.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 12/1

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay không có biến động mới so với hôm qua.

Hiện tại, Gia Lai là địa phương có mức giá thấp nhất, đạt 77.000 đồng/kg. Nhỉnh hơn là tỉnh Đồng Nai với mức 77.500 đồng/kg.

Tiếp đó, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông duy trì giao dịch chung mức 78.000 đồng/kg.

Tương tự, giá thu mua tại hai tỉnh Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt giữ nguyên tại mức 79.000 đồng/kg và 80.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

78.000

-

Gia Lai

77.000

-

Đắk Nông

78.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

80.000

-

Bình Phước

79.000

-

Đồng Nai

77.500

-

Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu trắng đạt 21,2 nghìn tấn, trị giá 106,23 triệu USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 58,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Trong đó, lượng hạt tiêu trắng xuất khẩu sang một số thị trường tăng, gồm Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Ban Nha tăng 3,1%, đạt 919 tấn. Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu trắng sang một số thị trường chính giảm, như Đức, Mỹ và Hà Lan.

Dự báo trong năm 2022, giá xuất khẩu hạt tiêu sẽ tiếp tục giữ ở mức cao, tác động tích cực lên ngành. Ngành hạt tiêu tiếp tục khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.

Tại Mỹ, thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, tình hình kinh tế có tín hiệu phục hồi sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tăng. Trong khi đó, hạt tiêu của Việt Nam đã tạo được chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường Mỹ.

Lợi thế cạnh tranh mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam so với các thị trường xuất khẩu khác khá lớn. Mặc dù Mỹ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ một số nước sản xuất như Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc, tuy nhiên lượng nhập khẩu từ các thị trường trên ở mức thấp.

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 1/2022 ghi nhận mức 226 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2022 được điều chỉnh xuống mức 14.585 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,24% (tương đương 35 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cao su (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 11,35 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 2 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021 chiếm 17,7%, tăng so với mức 15,5% của 11 tháng năm 2020.

Trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) của Trung Quốc đạt 3,41 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 218,87 triệu USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 6,4% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, giảm so với mức 7,7% của 11 tháng năm 2020

Trong thời gian này, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường như Thái Lan, Malaysia, Bờ Biển Ngà… so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thảo Vy