|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Giá thép tăng phi mã, các doanh nghiệp nâng công suất 40%

09:47 | 13/05/2021
Chia sẻ
Giá thép tăng nóng đã khuyến khích các doanh nghiệp thép Việt Nam nâng công suất 4 tháng đầu năm nay thêm khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu và nới rộng khoảng cách với Formosa cũng như các đối thủ khác.
Giá thép tăng phi mã, các doanh nghiệp nâng công suất 40% - Ảnh 1.

Khu Liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. (Ảnh: Song Ngọc).

Theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), trong 4 tháng đầu 2021, các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội đã sản xuất gần 10,5 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó sản lượng thép xây dựng tăng 11,4% lên 3,7 triệu tấn. Đây cũng là mặt hàng thép chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Thép cuộn cán nóng (HRC) ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất lên tới 111%, sản lượng đạt gần 2,3 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu là Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đưa lò cao số 3 và số 4 ở tại Khu Liên hợp Dung Quất vào hoạt động giai đoạn cuối 2020 và đầu 2021, đẩy mạnh sản xuất HRC và phá thế độc quyền của Formosa Hà Tĩnh.

Thép cán nguội mà tôn mạ ghi nhận lần lượt gần 1,8 và 1,9 triệu tấn, đều tăng trên 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng ống thép đạt gần 820.000 tấn, tăng 30%.

Giá thép tăng phi mã, các doanh nghiệp nâng công suất 40% - Ảnh 2.

Việt Nam tiêu thụ gần 9,5 triệu tấn thép các loại trong 4 tháng đầu năm 2021.

Về phía tiêu thụ, các doanh nghiệp đã bán tổng cộng gần 9,5 triệu tấn thành phẩm thép, tăng trưởng 40% so với 4 tháng đầu 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 2,2 triệu tấn, tăng gần 68%. Tiêu thụ trong nước ghi nhận hơn 7,3 triệu tấn, tăng xấp xỉ 34%.

Riêng Tập đoàn Hòa Phát đã tiêu thụ gần 2,8 triệu tấn phôi thép các loại trong 4 tháng vừa qua, tăng 60% so với cùng kỳ. Formosa Hà Tĩnh đứng vị trí số 2 với gần 2,2 triệu tấn, thêm 18%.

Dự báo giá thép tiếp tục tăng

Sản xuất và tiêu thụ thép 4 tháng đầu năm tăng mạnh trong bối cảnh giá thép lên cao trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam.

Giá thép cuộn cán nóng (HRC) tại Mỹ đã vượt ngưỡng 1.500 USD/tấn – mức kỷ lục trong lịch sử và cao gấp hơn ba lần đáy hồi năm 2020. Giá thép tại Trung Quốc và châu Âu cũng lên đỉnh nhiều năm trong bối cảnh nhu cầu về thép tăng cao còn nguồn cung thì thiếu hụt.

Hòa Phát cho biết doanh nghiệp này hiện bán HRC với giá dưới 1.000 USD/tấn và chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, chưa xuất khẩu.

Giá thép tăng phi mã, các doanh nghiệp nâng công suất 40% - Ảnh 4.

Giá bán HRC của Hòa Phát nửa đầu năm 2021.

Thống kê của VSA cho thấy giá bán thép xây dựng tháng 5 trong nước bình quân khoảng 16,3 - 16,5 triệu đồng/tấn tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể, tăng khoảng 1,2 triệu đồng/tấn so với tháng trước.

Dự báo nhu cầu đến hết tháng 5 vẫn tốt song thị trường sẽ có sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà sản xuất thép xây dựng hàng đầu Việt Nam. Giá bán sẽ có khả năng điều chỉnh để bù đắp đà tăng trong giá nguyên liệu đầu vào.

Song Ngọc

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.