Chỉ trong vòng 4 tháng, đã có 7 vụ việc các nước sử dụng các biện pháp liên quan đến phòng vệ thương mại mặt hàng thép Việt Nam. Điều này tạo ra nhiều rủi ro hơn trong bối cảnh các doanh nghiệp đang lên kế hoạch tăng sản lượng.
Hiện Bộ Công Thương vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận sơ bộ. Do đó, Bộ Công Thương chưa ban hành thuế tạm thời cho thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Cuộc suy thoái kéo dài trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc được dự đoán sẽ chi phối nhu cầu thép tại nước này. Do đó, nhu cầu thép của Trung Quốc có thể giảm 3% trong năm 2024 và giảm thêm 1% trong năm 2025.
Năm 2025, thị trường xuất khẩu dự kiến gặp nhiều thách thức do Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn nhập từ Việt Nam. Cùng với đó, sự suy giảm tiêu thụ thép toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng.
Theo Cục Phòng vệ Thương mại, ngày 17/10, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu (OCTG) từ Việt Nam.
Các nhà sản xuất thép Trung Quốc hiện đang xuất khẩu với khối lượng gần đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Theo nhận định của các chuyên gia, dự kiến, các công ty thép Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2025 để giải quyết tình trạng thừa công suất và nhu cầu nội địa yếu.
Các biện pháp kích thích của Trung Quốc có thể thúc đẩy tiêu thụ nội địa, đặc biệt là thép dài, nhưng quốc gia này khó có thể giảm xuất khẩu đáng kể trừ khi giảm sản lượng từ 5- 7%.
Giá quặng sắt giảm 4%, tiến dần về mốc 100 USD/tấn ngay cả khi Trung Quốc đang nỗ lực cứu thị trường bất động sản. Giới phân tích cho rằng những biện pháp của nước này chỉ có thể giúp giải phóng hàng tồn kho nhà ở chứ không có tác dụng đối với dự án xây mới nên nhu cầu thép, quặng sắt sẽ không tăng lên.
Tiêu thụ thép HRC ghi nhận tháng tăng thứ 4 liên tiếp (so sánh với từng tháng trong năm). Tuy nhiên, mặt hàng này hiện đang phải đối mặt với làn sóng điều tra chống bán phá giá ở trên thế giới.
Quyết định áp thuế diễn ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh Châu Âu về thuế đối với xe điện, rượu và các mặt hàng khác.
Các năm 2025 - 2026 được dự báo sẽ tiếp tục là giai đoạn phục hồi của ngành thép nhờ các động lực đến từ các luật đất đai mới được ban hành và sửa đổi trong năm nay và những ảnh hưởng từ thị trường thép Trung Quốc.
Ngày 25/9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (thép CORE) nhập khẩu từ Việt Nam.
Sản phẩm thép bị điều tra bao gồm nhiều mã HS khác nhau, ví dụ như 7219.32.00.020, 7219.33.00.040, 7220.20.90.080... Thời kỳ điều tra chính thức là từ 1/7/2023 đến 30/6/2024, và thời kỳ tiền khởi xướng kéo dài từ 1/7/2022 đến 30/6/2023.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, năm nay Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% thì NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% và nếu tăng trưởng GDP đạt 10% thì tín dụng có thể sẽ tăng 18 - 20%.