|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá sắt thép xây dựng hôm nay 17/1: Tiếp đà tăng phiên thứ hai trên Sàn Thượng Hải

10:02 | 17/01/2024
Chia sẻ
Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 2 nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt Đại Liên ghi nhận chuỗi 8 ngày giảm liên tiếp do Trung Quốc bỏ qua việc cắt giảm lãi suất.

Giá sắt thép xây dựng hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép giao tháng 5/2024 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 2 nhân dân tệ lên mức 3.848 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h40 ngày 17/1 (theo giờ Việt Nam).

Nguồn: Trading Economics. 

Vào hôm thứ Ba (16/1), giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc ghi nhận phiên giảm thứ 8 liên tiếp do quyết định của Trung Quốc bỏ qua việc cắt giảm lãi suất dự kiến ​​khiến các nhà đầu tư lo lắng, theo Reuters.

Giá hợp đồng quặng sắt giao tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc giảm 0,6% xuống 938,50 nhân dân tệ/tấn (130,65 USD/tấn), đạt 924,50 nhân dân tệ/tấn trước đó trong phiên, mức yếu nhất kể từ ngày 20/12.

Hợp đồng quặng sắt Đại Liên đạt mức cao kỷ lục vào ngày 3/1 ở mức 1.025,50 nhân dân tệ/tấn.

Tuy nhiên, quặng sắt SZZFG4 chuẩn kỳ hạn tháng 2 trên Sàn giao dịch Singapore (SGX) chốt phiên với giá cao hơn 0,3% ở mức 127,80 USD/tấn. Nó đã phục hồi từ mức thấp nhất kể từ ngày 6/12/2023 là 125,45 USD/tấn đạt được trước đó trong phiên.

Các nguyên liệu sản xuất thép khác trên Sàn DCE đều tăng, với than luyện cốc DJMcv1 tăng 0,2% lên 1.798,50 nhân dân tệ/tấn và than cốc DCJcv1 tăng 1,4% lên 2.425,50 nhân dân tệ/tấn.

Ông Atilla Widnell, giám đốc điều hành tại Navigate Commodities ở Singapore cho biết: “Giá quặng sắt ban đầu đã tăng cao quá mức do nhiều quỹ đặt cược lớn vào sự phục hồi nhờ kích thích kinh tế sớm hay muộn”.

Cũng theo ông Widnell: “Các công bố dữ liệu kinh tế tiếp tục gây thất vọng, trong khi thị trường tài chính đang đòi hỏi nhiều biện pháp kích thích hơn một cách phi lý - gần đây nhất là thất vọng trước quyết định của PBOC giữ nguyên lãi suất cơ sở cho vay trung hạn”.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã giữ nguyên lãi suất chính sách trung hạn vào hôm thứ Hai (15/1), bất chấp kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm.

Giá cũng bị áp lực bởi dấu hiệu nguồn cung mạnh hơn.

Dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel hôm 15/1 cho thấy, lượng quặng sắt đến 47 cảng lớn của Trung Quốc đã tăng 8,1% so với tuần trước lên 30,91 triệu tấn trong thời gian từ ngày 8/1 đến ngày 14/1, cao hơn 19% so với mức gần như cùng kỳ năm trước.

Giá thép xây dựng hôm nay tại thị trường trong nước

Giá thép cuộn CB240 và giá thép D10 CB300 tại thị trường trong nước ổn định theo ghi nhận tại SteelOnline.vn vào ngày 17/1. 

 

Tại Hội thảo Tổng kết của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), bà Trang Thị Thu Hà, Chánh văn phòng VSA cho biết tiêu thụ thép trong năm 2024 dự kiến tăng 6,4% lên gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu  thép thành phẩm và bán thành phẩm tăng 12% lên gần 13 triệu tấn.

“Triển vọng sản xuất thép của Việt Nam tăng khoảng 10% trong năm 2024 và 8% vào năm 2025 khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi trở lại. Dự báo sản xuất thép thành phẩm 2024 - 2025 sẽ đạt khoảng 28 - 30 triệu tấn và nhu cầu tiêu thụ thép trong nước đạt khoảng 21 - 22,5 triệu tấn”, bà Hà cho biết.

Tuy nhiên, trong năm 2024, ngành thép sẽ phải đối mặt với một số rủi ro liên quan đến các chính sách của Trung Quốc. Theo đó, nước này đang hướng tới sản xuất thép chất lượng và đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường. Do đó, nhu cầu thép phế liệu tăng lên. 

“Với sự thay đổi như vậy, nguồn cung thép phế liệu trong tương lai sẽ khó khăn”, bà Hà nói. 

Chi tiết giá thép tại ba miền cụ thể: 

Giá thép tại miền Bắc

 

 

 

 

Nguồn:SteelOnline.vn.

Giá thép tại miền Trung

 

 

Nguồn:SteelOnline.vn.

Giá thép tại miền Nam

 

Nguồn:SteelOnline.vn.

>>> Xem thêm: Giá sắt thép

Thanh Hạ

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).