Giá phân bón ngày 23/4 tiếp tục giảm từ 5.000 đồng/bao đến 40.000 đồng/bao tại khu vực Tây Nam Bộ
Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung
Theo ghi nhận hôm nay (23/4), giá phân bón giảm tại khu vực miền Trung.
Cụ thể, phân urê Phú Mỹ, Ninh Binh đều có cùng mức giảm 10.000 đồng/bao, giá bán ra lần lượt là 540.000 - 580.000 đồng/bao và 530.000 - 580.000 đồng/bao.
Trong khi đó, phân lân duy trì mức giá ổn định, rơi vào khoảng 250.000 - 280.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
MIỀN TRUNG |
|||
Tên loại |
Ngày 23/4 |
Ngày 20/4 |
Thay đổi |
Phân URÊ |
|||
Phú Mỹ |
540.000 - 580.000 |
540.000 - 590.000 |
- 10.000 |
Ninh Bình |
530.000 - 580.000 |
530.000 - 590.000 |
- 10.000 |
Phân NPK 20 - 20 - 15 |
|||
Đầu Trâu |
940.000 - 980.000 |
940.000 - 980.000 |
- |
Song Gianh |
920.000 - 960.000 |
920.000 - 960.000 |
- |
Phân KALI bột |
|||
Phú Mỹ |
540.000 - 580.000 |
540.000 - 580.000 |
- |
Hà Anh |
540.000 - 590.000 |
540.000 - 590.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Đầu Trâu |
730.000 - 750.000 |
730.000 - 750.000 |
- |
Phú Mỹ |
720.000 - 750.000 |
720.000 - 750.000 |
- |
Lào Cai |
720.000 - 740.000 |
720.000 - 740.000 |
- |
Phân Lân |
|||
Lâm Thao |
250.000 - 280.000 |
250.000 - 280.000 |
- |
Lào Cai |
250.000 - 270.000 |
250.000 - 270.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ
Khảo sát tại khu vực Tây Nam Bộ hôm nay (23/4), giá phân bón tiếp tục ghi nhận giảm.
Chi tiết như sau, phân urê Cà Mau giảm từ 5.000 đồng/bao đến 15.000 đồng/bao, hiện giá niêm yết là 520.000 - 540.000 đồng/bao.
Tương tự, phân urê Phú Mỹ có giá 480.000 - 505.000 đồng/bao sau khi giảm 25.000 - 40.000 đồng/bao.
Theo đó, phân DAP đang có giá bán cao nhất tại khu vực Tây Nam Bộ, dao động khoảng 1.065.000 - 1.110.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
TÂY NAM BỘ |
|||
Tên loại |
Ngày 23/4 |
Ngày 20/4 |
Thay đổi |
Phân URÊ |
|||
Cà Mau |
520.000 - 540.000 |
525.000 - 555.000 |
- 5.000 - 15.000 |
Phú Mỹ |
480.000 - 505.000 |
520.000 - 530.000 |
- 40.000 - 25.000 |
Phân DAP |
|||
Hồng Hà |
1.065.000 - 1.110.000 |
1.065.000 - 1.110.000 |
- |
Đình Vũ |
760.000 - 800.000 |
760.000 - 800.000 |
- |
Phân KALI Miểng |
|||
Cà Mau |
530.000 - 550.000 |
530.000 - 550.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Cà Mau |
650.000 - 680.000 |
650.000 - 680.000 |
- |
Phú Mỹ |
650.000 - 680.000 |
650.000 - 680.000 |
- |
Việt Nhật |
630.000 - 650.000 |
630.000 - 650.000 |
- |
Phân NPK 20 - 20 - 15 |
|||
Ba con cò |
890.000 - 970.000 |
890.000 - 970.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Chủ động sản xuất phân hữu cơ để giảm chi phí
Trong bối cảnh giá các loại vật tư nông nghiệp tăng cao, để giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, các địa phương đã khuyến khích, hướng dẫn người dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ (PHC) thay cho phân bón hóa học. Mỗi năm, trên địa bàn tỉnh có hơn 1,1 triệu tấn phân gia súc, gia cầm tại các trang trại chăn nuôi và các loại phế phụ phẩm khác như rơm, rạ, cỏ, lá rau, mùn cưa, tro, trấu...
Đây là nguồn nguyên liệu PHC lớn cung cấp cho trồng trọt, nếu tận dụng hiệu quả sẽ giúp cung ứng một lượng dinh dưỡng cao cho cây trồng, hạn chế tối đa việc sử dụng phân hóa học, vừa giảm chi phí, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tạo đất, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường...
Hiện nhiều nông hộ trong tỉnh đã chủ động ủ PHC, vi sinh từ các phế, phụ phẩm nông nghiệp để chăm sóc cây trồng. Cách làm này đã cho thấy hiệu quả kép khi giảm chi phí sản xuất từ 30% đến 50% so với chi phí mua phân bón hóa học, góp phần cải thiện môi trường đất, kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao chất lượng nông sản... Với những ưu điểm đã được chứng minh, sử dụng PHC chính là một trong những giải pháp góp phần tạo ra nông sản an toàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, theo Báo Thanh Hoá.
Tuy nhiên, để việc sử dụng PHC rộng rãi, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền về tác dụng của PHC để người dân tin tưởng và áp dụng; khuyến khích người dân tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có tại gia đình, áp dụng các phương pháp ủ truyền thống kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học để nâng cao hiệu quả xử lý các phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ trong sinh hoạt làm PHC. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ủ PHC. Đồng thời, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sử dụng PHC phù hợp, hiệu quả để người dân học tập và nhân rộng tại địa phương...