|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón hôm nay 4/1: Duy trì ổn định, phân lân Lâm Thao thấp nhất

08:28 | 04/01/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (4/1) tiếp đà đi ngang tại thị trường trong nước. Hiện tại, mức giá cao nhất được ghi nhận tại miền Trung là 970.000 - 1.000.000 đồng/bao cho phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung

Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 5/1

Ghi nhận hôm nay (4/1) cho thấy, giá phân bón tại khu vực miền Trung hiện chưa có điều chỉnh mới.

Trong đó, mức giá thấp nhất là 260.000 - 280.000 đồng/bao áp dụng cho phân lân loại Lâm Thao. Cao hơn một chút là loại Văn Điển với mức giá 280.000 - 320.000 đồng/bao.

Kế đến là phân ure Phú Mỹ, Ninh Bình đang được niêm yết giá tại mức 530.000 - 570.000 đồng/bao và 530.000 - 560.000 đồng/bao.

Đối với phân kali bột Phú Mỹ và Hà An, giá bán tiếp tục duy trì trong khoảng 630.000 - 660.000 đồng/bao.

Đồng thời, phân NPK 16 - 16 - 8 Đầu Trâu có giá không đổi là 760.000 - 790.000 đồng/bao, Phú Mỹ là 750.000 - 780.000 đồng/bao và Lào Cai là 750.000 - 770.000 đồng/bao.

Song song đó, giá bán của phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu và Song Gianh cũng đi ngang tại mức tương ứng là 970.000 - 1.000.000 đồng/bao và 940.000 - 960.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 4/1

Ngày 2/1

Thay đổi

Phân urê

Phú Mỹ

530.000 - 570.000

530.000 - 570.000

-

Ninh Bình

530.000 - 560.000

530.000 - 560.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

970.000 - 1.000.000

970.000 - 1.000.000

-

Song Gianh

940.000 - 960.000

940.000 - 960.000

-

Phân kali bột

Phú Mỹ

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Hà Anh

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

760.000 - 790.000

760.000 - 790.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 780.000

750.000 - 780.000

-

Lào Cai

750.000 - 770.000

750.000 - 770.000

-

Phân lân

Lâm Thao

260.000 - 280.000

260.000 - 280.000

-

Văn Điển

280.000 - 320.000

280.000 - 320.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ

Khảo sát tại khu vực miền Tây Nam Bộ cho thấy, giá bán của các loại phân bón cũng duy trì ổn định tương tự như tại khu vực miền Trung.

Cụ thể, phân urê Phú Mỹ được bán ra với mức giá 505.000 - 530.000 đồng/bao và ure Cà Mau có giá là 520.000 - 540.000 đồng/bao.

Song song đó, giá bán của phân kali miểng Cà Mau vẫn niêm yết trong khoảng 560.000 - 590.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ, giá bán lần lượt ghi nhận tại mức 660.000 - 670.000 đồng/bao và 660.000 - 690.000 đồng/bao.

Đồng thời, giá phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò cũng không có thay đổi so với ngày 2/1, tương đương với mức 890.000 - 910.000 đồng/bao.

Tương tự, phân DAP Đình Vũ tiếp tục đi ngang trong khoảng 760.000 - 800.000 đồng/bao và DAP Hồng Hà khoảng 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 4/1

Ngày 2/1

Thay đổi

Phân urê

Cà Mau

520.000 - 540.000

520.000 - 540.000

-

Phú Mỹ

505.000 - 530.000

505.000 - 530.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

1.100.000 - 1.130.000

1.100.000 - 1.130.000

-

Đình Vũ

760.000 - 800.000

760.000 - 800.000

-

Phân kali miểng

Cà Mau

560.000 - 590.000

560.000 - 590.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Phú Mỹ

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Việt Nhật

660.000 - 670.000

660.000 - 670.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

890.000 - 910.000

890.000 - 910.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Nhật Bản siết những quy định nhận trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Nông - Lâm - Thủy sản Nhật Bản (MAFF) có kế hoạch bổ sung các điều kiện về môi trường vào các khoản trợ cấp cho các cơ sở nông nghiệp.

Động thái trên nhằm thúc đẩy cắt giảm phát thải khí nhà kính và giải quyết các chất gây ô nhiễm trong ngành này.

Theo kế hoạch, bắt đầu từ tháng 4/2024, những hộ kinh doanh đăng ký nhận một số khoản trợ cấp sẽ cần gửi kèm cả danh sách kiểm tra gồm nhiều yêu cầu khác nhau. Những yêu cầu này bao gồm việc sử dụng lượng phân bón và thuốc trừ sâu thích hợp, cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu, giảm chất thải cùng với việc xử lý chất thải đúng cách, cũng như các hạng mục liên quan đến đa dạng sinh học.

Đối với sản xuất đậu nành và lúa mỳ, những người nhận trợ cấp sẽ phải tránh sử dụng quá nhiều phân bón hóa học và tiết kiệm nhiên liệu sử dụng cho thiết bị nông nghiệp. MAFF cũng sẽ khuyến khích người nộp đơn đặt cơ sở chế biến thực phẩm tại các địa điểm có tác động sinh thái tối thiểu.

Đến tài khóa 2027, tất cả các khoản trợ cấp sẽ phải kèm theo danh sách kiểm tra và sau đó, người nhận sẽ phải gửi báo cáo về các biện pháp thực hiện. Đối với các cơ sở kinh doanh không đáp ứng các điều kiện hoặc cung cấp thông tin sai lệch, MAFF sẽ gửi hướng dẫn để khắc phục.

MAFF là cơ quan đầu tiên của Nhật Bản áp đặt các điều kiện như vậy đối với các khoản trợ cấp trên diện rộng. Cơ quan này thường cung cấp các khoản thanh toán từ 3.000 tỷ - 4.000 tỷ yen (21,2 tỷ đến 28,3 tỷ USD)/năm. Bộ cũng đang xem xét một chương trình trợ cấp mới dành cho những người nộp đơn trong các lĩnh vực tiên tiến như canh tác hữu cơ, nhằm mục đích ban hành chương trình này vào tài khóa 2027.

Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp ước tính tạo ra khoảng 1/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Khi nông dân bón quá nhiều phân bón, khí nitơ không được cây trồng hấp thụ hết và cuối cùng đi vào khí quyển dưới dạng NO, một loại khí nhà kính mạnh gấp 300 lần so với CO2.

Chiến lược về “Hệ thống Thực phẩm bền vững” do Chính phủ Nhật Bản ban hành năm 2021 đặt mục tiêu đến năm 2050, ngành này sẽ cắt giảm 50% lượng thuốc trừ sâu và 30% phân bón hóa học, đồng thời tăng tỷ lệ diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp hữu cơ lên 25%, trang Bnews đưa tin.

Ảnh: Bình An

Bình An