|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón hôm nay 27/2: Thị trường lặng sóng, phân DAP có giá cao nhất

08:30 | 27/02/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (27/2) tại miền Trung và Tây Nam Bộ vẫn duy trì ổn định. Ghi nhận cho thấy, phân DAP Hồng Hà đang được áp dụng mức giá cao nhất là 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung

Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 28/2

Ghi nhận hôm nay (27/2) cho thấy, giá phân bón tại khu vực miền Trung tiếp tục đi ngang.

Hiện tại, mức giá thấp nhất là 260.000 - 280.000 đồng/bao áp dụng cho phân lân Lâm Thao. Nhỉnh hơn một chút là mức giá 280.000 - 320.000 đồng/bao đối với phân lân Văn Điển.

Đối với phân urê Ninh Bình và Phú Mỹ, giá bán ổn định trong khoảng 530.000 - 560.000 đồng/bao và 530.000 - 570.000 đồng/bao.

Đồng thời, giá phân kali bột Phú Mỹ và Hà An chưa có điều chỉnh mới, hiện đang được áp dụng khoảng giá chung là 630.000 - 660.000 đồng/bao.

Song song đó, phân NPK 16 - 16 - 8 Lào Cai đang được niêm yết giá ở mức 750.000 - 770.000 đồng/bao, Phú Mỹ ở mức 750.000 - 780.000 đồng/bao và Đầu Trâu ở mức 760.000 - 790.000 đồng/bao.

Tương tự, giá bán của phân NPK 20 - 20 - 15 Song Gianh tiếp tục duy trì trong khoảng 940.000 - 960.000 đồng/bao và Đầu Trâu có giá khoảng 970.000 - 1.000.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 27/2

Ngày 24/2

Thay đổi

Phân urê

Phú Mỹ

530.000 - 570.000

530.000 - 570.000

-

Ninh Bình

530.000 - 560.000

530.000 - 560.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

970.000 - 1.000.000

970.000 - 1.000.000

-

Song Gianh

940.000 - 960.000

940.000 - 960.000

-

Phân kali bột

Phú Mỹ

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Hà Anh

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

760.000 - 790.000

760.000 - 790.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 780.000

750.000 - 780.000

-

Lào Cai

750.000 - 770.000

750.000 - 770.000

-

Phân lân

Lâm Thao

260.000 - 280.000

260.000 - 280.000

-

Văn Điển

280.000 - 320.000

280.000 - 320.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ

Cùng thời điểm khảo sát, giá phân bón tại khu vực miền Tây Nam Bộ cũng không có thay đổi mới so với ngày 24/2.

Theo đó, phân urê Phú Mỹ và phân urê Cà Mau lần lượt ghi nhận khoảng giá 535.000 - 560.000 đồng/bao và 540.000 - 570.000 đồng/bao.

Tương tự, giá phân kali miểng Cà Mau vẫn dao động từ 530.000 đồng/bao đến 550.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, giá bán của loại Việt Nhật đang niêm yết trong khoảng 660.000 - 670.000 đồng/bao và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ có giá trong khoảng 660.000 - 690.000 đồng/bao.

Song song đó, phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò đang được bán ra với mức giá 910.000 - 920.000 đồng/bao.

Đồng thời, giá phân DAP Đình Vũ và Hồng Hà cũng ổn định trong khoảng 760.000 - 800.000 đồng/bao và 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 27/2

Ngày 24/2

Thay đổi

Phân urê

Cà Mau

540.000 - 570.000

540.000 - 570.000

-

Phú Mỹ

535.000 - 560.000

535.000 - 560.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

1.100.000 - 1.130.000

1.100.000 - 1.130.000

-

Đình Vũ

760.000 - 800.000

760.000 - 800.000

-

Phân kali miểng

Cà Mau

530.000 - 550.000

530.000 - 550.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Phú Mỹ

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Việt Nhật

660.000 - 670.000

660.000 - 670.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

910.000 - 920.000

910.000 - 920.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Thuế xuất khẩu làm suy giảm sức cạnh tranh ngành phân bón

Với kết quả xuất khẩu giảm sút sau khi áp dụng quy định mức thuế xuất khẩu mới của Bộ Tài chính, đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản (Apromaco) cho biết, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ điều chỉnh chính sách áp dụng thuế xuất khẩu mặt hàng phân bón theo một trong các nguyên tắc: Khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng phân bón mà trong nước đã sản xuất đủ hoặc thừa.

Căn cứ số liệu thống kê của Tổng cục Thuế và Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nhu cầu của supe lân bón trực tiếp mỗi năm vào khoảng 500.000 tấn, trong khi đó, năng lực sản xuất vào khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn/năm. Do đó, supe lân thuộc mặt hàng phân bón dư thừa nguồn cung.

"Trong những năm vừa qua, các nhà sản xuất đã phải tìm cách tiêu thụ supe lân thông qua việc sản xuất ra mặt hàng NPK hàm lượng thấp phục vụ bón lót cây trồng. Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ theo thống kê cũng chỉ vào khoảng 500.000 - 600.000 tấn. Với năng lực sản xuất hiện tại, supe lân vẫn còn dư thừa. Nghị định 26 áp dụng thuế xuất khẩu 5% đối với supe lân là không đúng với nguyên tắc đặt ra”, đại diện Apromaco bày tỏ quan điểm.

Bên cạnh đó, supe lân khi tính giá trị khoáng sản và năng lượng trên tỷ trọng giá thành ở mức dưới 51%. Trên thực tế, trước khi Nghị định 26 được áp dụng, thuế xuất khẩu của supe lân luôn là 0%.

Năm 2023, Apromaco có sản lượng sản xuất supe lân đạt gần 200.000 tấn, trong đó, sản lượng xuất khẩu khoảng 120.000 tấn. Tuy nhiên, từ khi Nghị định áp dụng thuế xuất khẩu 5%, gần như quý IV doanh nghiệp bị đình trệ không xuất được các đơn hàng, vì vướng thuế khiến giá mặt hàng tăng cao.

Trong khi Trung Quốc đang đưa ra mức giá FOB 130 USD ở thời điểm quý IV, giá thành sản xuất supe lân của Việt Nam ở mức 150 USD cộng với 5% thuế đã khiến sản phẩm của nước ta bị suy giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tầm nhìn trong thời gian tới, đại diện Apromaco nhận định, supe lân sẽ có xu hướng giảm, bởi người sử dụng chuyển sang một số mặt hàng thay thế như NPK, DAP. Hơn nữa, nông dân cũng đang chuyển đổi sang các cây ăn quả, giống lúa mới có yêu cầu về các loại phân bón khác.

“Việc điều chỉnh là rất cần thiết. Nếu tiếp tục sản xuất nhưng không tìm được đầu ra, doanh nghiệp buộc phải đóng cửa nhà máy đi tới nguy cơ phá sản. Những người làm chính sách cần dũng cảm, điều chỉnh theo tình hình thực tế để hỗ trợ doanh nghiệp, ngành hàng tránh được những khó khăn đó”, đại diện Apromaco kiến nghị.

Urê cũng là mặt hàng phân bón dư thừa nhiều trong nước nhưng đang chịu mức thuế xuất khẩu 5% tương tự supe lân. Chia sẻ nỗi niềm về điều này, quan điểm của Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cho biết, hiện tại sản lượng urê trong nước đã dư thừa so với nhu cầu.

Cụ thể, công suất của các nhà máy hiện nay khoảng hơn 2,6 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu thực tế khoảng 2,3 triệu tấn/năm, dư thừa 0,36 triệu tấn/năm. Vào các thời điểm giá thế giới tăng đột biến giá bán urê trong nước vẫn thấp hơn từ 500 - 1.000đ/kg. Điều này chứng tỏ vai trò của các đơn vị sản xuất trong nước trong việc đáp ứng đủ nhu cầu và bình ổn giá trên thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu urê từ các nước ASEAN (chiếm 80% sản lượng nhập khẩu) là 0%, cùng với việc không phải chịu thuế giá trị gia tăng, đã tạo điều kiện cho hàng ngoại có lợi thế để áp đảo hàng sản xuất trong nước. Thực tế những năm gần đây, lượng urê nhập khẩu bình quân hàng năm đạt từ 0,3 - 0,5 triệu tấn.

Do sản xuất trong nước dư thừa và hàng nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh nhiều hơn, nên các đơn vị sản xuất trong nước vẫn phải tìm kiếm thị trường để xuất khẩu. Tuy nhiên, việc áp thuế xuất khẩu 5% đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước hoàn toàn bị mất lợi thế cạnh tranh khi tham gia thị trường xuất khẩu

“Đề nghị Bộ tài chính xem xét việc điều chỉnh thuế suất theo đúng nguyên tắc áp dụng thuế xuất khẩu 0% với mặt hàng trong nước đã sản xuất dư thừa, cụ thể là sản phẩm urê”, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc kỳ vọng, Báo Nông nghiệp Việt Nam đưa tin.

Ảnh: Bình An

Bình An