|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón hôm nay 24/2: Phân urê Phú Mỹ, Ninh Bình đi ngang

08:57 | 24/02/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (24/2) chưa có biến động mới tại khu vực miền Trung và Tây Nam Bộ. Trong đó, phân urê Phú Mỹ đang có mức giá thấp nhất tại miền Tây Nam Bộ là 490.000 - 520.000 đồng/bao.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung

Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 26/2

Ghi nhận hôm nay (24/2) cho thấy, giá phân bón tại khu vực miền Trung không có điều chỉnh mới so với ngày 22/2.

Theo đó, phân lân Lâm Thao và Văn Điển lần lượt ghi nhận mức giá 260.000 - 280.000 đồng/bao và 280.000 - 320.000 đồng/bao.

Đồng thời, giá phân urê Ninh Bình và urê Phú Mỹ vẫn duy trì trong khoảng 530.000 - 560.000 đồng/bao và 530.000 - 570.000 đồng/bao.

Tương tự, giá bán của phân kali bột Phú Mỹ và Hà An tiếp tục niêm yết cùng mức là 630.000 - 660.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, loại Lào Cai đang được bán ra với mức giá 750.000 - 770.000 đồng/bao, loại Phú Mỹ là 750.000 - 780.000 đồng/bao và Đầu Trâu có giá là 760.000 - 790.000 đồng/bao.

Đồng thời, phân NPK 20 - 20 - 15 Song Gianh có giá dao động trong khoảng 940.000 - 960.000 đồng/bao và Đầu Trâu trong khoảng 970.000 - 1.000.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 24/2

Ngày 22/2

Thay đổi

Phân urê

Phú Mỹ

530.000 - 570.000

530.000 - 570.000

-

Ninh Bình

530.000 - 560.000

530.000 - 560.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

970.000 - 1.000.000

970.000 - 1.000.000

-

Song Gianh

940.000 - 960.000

940.000 - 960.000

-

Phân kali bột

Phú Mỹ

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Hà Anh

630.000 - 660.000

630.000 - 660.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

760.000 - 790.000

760.000 - 790.000

-

Phú Mỹ

750.000 - 780.000

750.000 - 780.000

-

Lào Cai

750.000 - 770.000

750.000 - 770.000

-

Phân lân

Lâm Thao

260.000 - 280.000

260.000 - 280.000

-

Văn Điển

280.000 - 320.000

280.000 - 320.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ

So với ngày 22/2, giá phân bón tại khu vực miền Tây Nam Bộ vẫn được duy trì ổn định.

Hiện tại, mức giá thấp nhất được ghi nhận là 510.000 - 520.000 đồng/bao đối với phân urê Phú Mỹ và phân urê Cà Mau có giá cao hơn một chút là 515.000 - 530.000 đồng/bao.

Đồng thời, phân kali miểng Cà Mau đang được bán ra với mức giá 530.000 - 550.000 đồng/bao, không có thay đổi so với mức giá được ghi nhận trước đó.

Tương tự, giá phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ lần lượt đi ngang trong khoảng 660.000 - 670.000 đồng/bao và 660.000 - 690.000 đồng/bao.

Đối với phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò, giá bán tiếp tục niêm yết trong khoảng 910.000 - 920.000 đồng/bao.

Song song đó, giá phân DAP Đình Vũ và Hồng Hà cũng giữ nguyên trong khoảng 760.000 - 800.000 đồng/bao và 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 24/2

Ngày 22/2

Thay đổi

Phân urê

Cà Mau

515.000 - 530.000

515.000 - 530.000

-

Phú Mỹ

510.000 - 520.000

510.000 - 520.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

1.100.000 - 1.130.000

1.100.000 - 1.130.000

-

Đình Vũ

760.000 - 800.000

760.000 - 800.000

-

Phân kali miểng

Cà Mau

530.000 - 550.000

530.000 - 550.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Phú Mỹ

660.000 - 690.000

660.000 - 690.000

-

Việt Nhật

660.000 - 670.000

660.000 - 670.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

910.000 - 920.000

910.000 - 920.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Giá phân bón đang dần phục hồi

Giá ure thế giới đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trong quý đầu năm nay. Công ty nghiên cứu thị trường hàng hóa CRU (trụ sở tại Anh) dự báo, giá ure thời điểm hiện tại vẫn đang duy trì ở mức thấp, song nhu cầu tiêu thụ phân bón tại Ấn Độ trong tháng 1/2024 tăng cao là yếu tố giúp giá ure đảo chiều nhẹ.

Trong quý đầu năm, giá ure thế giới sẽ xác định rõ ràng hơn xu hướng tăng trong bối cảnh các nhà nhập khẩu bắt đầu đặt đơn mua phân bón, chưa kể giá nông sản thế giới cũng có thông tin đầy đủ hơn.

Ngoài giá ure, giá phân UAN dự kiến tăng trong khoảng thời gian từ tháng 12/2023 đến tháng 4/2024, khi nông dân có nhu cầu cao cho loại phân bón này để phục vụ cho vụ xuân.

Theo dự báo, giá phân bón tổng hợp DAP và MAP sẽ cao hơn so với trước, dù trong những tháng đầu năm mức giá đã biến động lớn vì chịu ảnh hưởng từ lệnh hạn chế xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc (dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 4/2024).

Hiệp hội phân bón quốc tế (IFA) dự báo tương tự, cho rằng giá phân ure thế giới sẽ tăng trong quý đầu năm do Nga - quốc gia sản xuất ure lớn thứ hai thế giới - sẽ tiếp tục áp dụng chính sách áp hạn ngạch xuất khẩu phân bón đến tháng 5/2024.

Dự kiến, sản xuất ure tại EU vẫn ở mức thấp nhất do giá thành sản xuất ở khu vực này cao hơn khá nhiều so với chi phí nhập khẩu ure từ Ai Cập.

Chính phủ nước này cũng quyết định kéo dài vô thời hạn việc cắt giảm 30% nguồn cung khí đốt cho mọi nhà sản xuất phân ure ở nước này. Điều này ảnh hưởng lớn tới nguồn cung ure trên toàn thế giới. Do đó, giá ure thế giới dự kiến sẽ tăng trong quý đầu năm.

Neo theo xu hướng thế giới, thị trường phân bón Việt Nam được dự báo sẽ biến động tương tự. Các chuyên gia trong ngành nhận định, vụ mùa đông xuân 2024 bắt đầu chậm hơn so với các năm trước, vì thế nhu cầu phân bón sẽ tăng cao trong quý đầu năm, từ đó đẩy giá phân ure trong nước tăng cao.

Liên quan đến vấn đề này, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định trong báo cáo triển vọng 2024 rằng, nhu cầu tiêu thụ phân bón năm nay so với năm 2023 có thể sẽ tăng chậm hơn.

Theo kỳ vọng, nhu cầu tiêu thụ trong nước sẽ tăng vào quý 4/2023 và quý 1/2024. VCBS bổ sung, giá khí đầu vào chính là biến số khó có thể dự đoán khi giá dầu biến động cộng thêm tỷ trọng phân bổ các nguồn khí sẽ tác động lớn đến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành.

Năm 2024, tỷ lệ khí mua ngoài từ Petronas của Đạm Cà Mau được dự báo sẽ giảm so với năm trước.

Còn Đạm Phú Mỹ, nguồn khí đầu vào dù vẫn được đảm bảo sẽ được cung ứng đầy đủ, song tỷ trọng nguồn khí đồng hành có giá thấp đạt công suất thấp hơn kế hoạch, thậm chí đang suy giảm nhanh hơn so với dự báo.

Chưa kể, tỷ trọng khí cấp bù từ các nguồn khác (Nam Côn Sơn và Cửu Long) tăng lên, mức phí vận chuyển cao kéo giá thành khí tăng theo, trang điện tử MeeyLand đưa tin.

Ảnh: Bình An

Bình An