Giá phân bón hôm nay 20/1: Thị trường đi ngang, phân lân có giá thấp nhất
Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung
Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 22/1
Ghi nhận hôm nay (20/1) cho thấy, giá phân bón tại khu vực miền Trung không có điều chỉnh mới so với ngày 18/1.
Theo đó, phân lân Lâm Thao và Văn Điển lần lượt ghi nhận mức giá 260.000 - 280.000 đồng/bao và 280.000 - 320.000 đồng/bao.
Đồng thời, giá phân urê Ninh Bình và urê Phú Mỹ vẫn duy trì trong khoảng 530.000 - 560.000 đồng/bao và 530.000 - 570.000 đồng/bao.
Tương tự, giá bán của phân kali bột Phú Mỹ và Hà An tiếp tục niêm yết cùng mức là 630.000 - 660.000 đồng/bao.
Đối với phân NPK 16 - 16 - 8, loại Lào Cai đang được bán ra với mức giá 750.000 - 770.000 đồng/bao, loại Phú Mỹ là 750.000 - 780.000 đồng/bao và Đầu Trâu có giá là 760.000 - 790.000 đồng/bao.
Đồng thời, phân NPK 20 - 20 - 15 Song Gianh có giá dao động trong khoảng 940.000 - 960.000 đồng/bao và Đầu Trâu trong khoảng 970.000 - 1.000.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
MIỀN TRUNG |
|||
Tên loại |
Ngày 20/1 |
Ngày 18/1 |
Thay đổi |
Phân urê |
|||
Phú Mỹ |
530.000 - 570.000 |
530.000 - 570.000 |
- |
Ninh Bình |
530.000 - 560.000 |
530.000 - 560.000 |
- |
Phân NPK 20 - 20 - 15 |
|||
Đầu Trâu |
970.000 - 1.000.000 |
970.000 - 1.000.000 |
- |
Song Gianh |
940.000 - 960.000 |
940.000 - 960.000 |
- |
Phân kali bột |
|||
Phú Mỹ |
630.000 - 660.000 |
630.000 - 660.000 |
- |
Hà Anh |
630.000 - 660.000 |
630.000 - 660.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Đầu Trâu |
760.000 - 790.000 |
760.000 - 790.000 |
- |
Phú Mỹ |
750.000 - 780.000 |
750.000 - 780.000 |
- |
Lào Cai |
750.000 - 770.000 |
750.000 - 770.000 |
- |
Phân lân |
|||
Lâm Thao |
260.000 - 280.000 |
260.000 - 280.000 |
- |
Văn Điển |
280.000 - 320.000 |
280.000 - 320.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ
So với ngày 18/1, giá phân bón tại khu vực miền Tây Nam Bộ vẫn được duy trì ổn định.
Hiện tại, mức giá thấp nhất được ghi nhận là 490.000 - 520.000 đồng/bao đối với phân urê Phú Mỹ và phân urê Cà Mau có giá cao hơn một chút là 505.000 - 525.000 đồng/bao.
Đồng thời, phân kali miểng Cà Mau đang được bán ra với mức giá 530.000 - 550.000 đồng/bao, không có thay đổi so với mức giá được ghi nhận trước đó.
Tương tự, giá phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ lần lượt đi ngang trong khoảng 660.000 - 670.000 đồng/bao và 660.000 - 690.000 đồng/bao.
Đối với phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò, giá bán tiếp tục niêm yết trong khoảng 890.000 - 910.000 đồng/bao.
Song song đó, giá phân DAP Đình Vũ và Hồng Hà cũng giữ nguyên trong khoảng 760.000 - 800.000 đồng/bao và 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao |
|||
TÂY NAM BỘ |
|||
Tên loại |
Ngày 20/1 |
Ngày 18/1 |
Thay đổi |
Phân urê |
|||
Cà Mau |
505.000 - 525.000 |
505.000 - 525.000 |
- |
Phú Mỹ |
490.000 - 520.000 |
490.000 - 520.000 |
- |
Phân DAP |
|||
Hồng Hà |
1.100.000 - 1.130.000 |
1.100.000 - 1.130.000 |
- |
Đình Vũ |
760.000 - 800.000 |
760.000 - 800.000 |
- |
Phân kali miểng |
|||
Cà Mau |
530.000 - 550.000 |
530.000 - 550.000 |
- |
Phân NPK 16 - 16 - 8 |
|||
Cà Mau |
660.000 - 690.000 |
660.000 - 690.000 |
- |
Phú Mỹ |
660.000 - 690.000 |
660.000 - 690.000 |
- |
Việt Nhật |
660.000 - 670.000 |
660.000 - 670.000 |
- |
Phân NPK 20 - 20 - 15 |
|||
Ba con cò |
890.000 - 910.000 |
890.000 - 910.000 |
- |
Số liệu: 2nong.vn
Kỳ vọng thay đổi đáng kể từ chính sách thuế
Theo Báo điện tử Đầu tư, cách đây gần 10 năm, từ đầu năm 2015, chính sách ưu đãi về thuế GTGT đưa phân bón từ đối tượng chịu thuế suất 5% sang nhóm đối tượng không chịu thuế chính thức áp dụng.
Những thay đổi này được kỳ vọng giúp giảm giá phân bón hỗ trợ nông dân, nhưng lại có tác dụng “ngược” lên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp tác động lên giá bán sản phẩm tới tay nông dân.
Do phân bón là mặt hàng không tính thuế, toàn bộ chi phí phát sinh về thuế GTGT như đầu tư nhà xưởng, máy móc, điện, nguyên vật liệu... được tính vào chi phí sản xuất lại không được khấu trừ các chi phí GTGT đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Điều này vì thế làm gia tăng chi phí sản xuất, từ đó tăng giá thành và đẩy vào giá bán.
Hiện tại, giá phân bón - loại hàng hóa quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp đã trở về mức bình ổn. Tình hình kinh doanh của nhóm doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này cũng trở về trạng thái “bình thường”. Năm qua, các doanh nghiệp đã nỗ lực khắc phục khó khăn bằng cách tăng sản lượng tiêu thụ, tiết giảm chi phí sản xuất.
Theo số liệu tính toán sơ bộ của cơ quan thuế và báo cáo của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và phải tính vào chi phí sản xuất trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2016-2019 khoảng 1.200 tỷ đồng. Trong khi đó, nếu áp dụng thuế suất 5%, doanh nghiệp sản xuất giảm được giá thành tương đương 5% trên giá bán khoảng 950 tỷ đồng.
“Giá phân bón sản xuất trong nước có thêm điều kiện cạnh tranh với phân bón nhập khẩu vốn được kê khai khấu trừ thuế GTGT tại khâu nhập khẩu (5%) khi kê khai ở khâu bán ra (5%)”, một báo cáo của Bộ Tài chính nêu ra tác động trọng yếu khi đưa thuế GTGT trở lại mức thuế suất cũ của một thập kỷ trước.
Vấn đề thuế GTGT với mặt hàng phân bón đã tồn tại từ lâu, được kiến nghị sửa đổi nhiều năm qua, nhưng chưa được giải quyết triệt để. Tuy nhiên, nội dung này đã được đưa vào Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) do Bộ Tài chính vừa công bố (dự án luật này đã được bổ sung vào Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2024 giữa tháng 12/2023).
Ngoài thay đổi về thuế GTGT, trong góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng kiến nghị đưa thuế xuất khẩu một số loại phân bón về 0%.
Nguyên nhân là việc áp thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với urea và supe lân tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP không nhất quán với quan điểm “áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu thấp hơn đối với các mặt hàng trong nước sản xuất đủ nhu cầu hoặc dư thừa”.
Thuế xuất khẩu phân bón kali sulphate cũng được kiến nghị đưa về mức 0% nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất loại phân bón hoàn toàn mới.