Giá phân bón hôm nay 18/1: Ổn định, cao nhất miền Trung là 1 triệu đồng/bao
Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung
Xem thêm: Giá phân bón hôm nay 19/1
Ghi nhận hôm nay (18/1) cho thấy, giá phân bón tại khu vực miền Trung hiện chưa có điều chỉnh mới.
Trong đó, mức giá thấp nhất là 260.000 - 280.000 đồng/bao áp dụng cho phân lân loại Lâm Thao. Cao hơn một chút là loại Văn Điển với mức giá 280.000 - 320.000 đồng/bao.
Kế đến là phân ure Phú Mỹ, Ninh Bình đang được niêm yết giá tại mức 530.000 - 570.000 đồng/bao và 530.000 - 560.000 đồng/bao.
Đối với phân kali bột Phú Mỹ và Hà An, giá bán tiếp tục duy trì trong khoảng 630.000 - 660.000 đồng/bao.
Đồng thời, phân NPK 16 - 16 - 8 Đầu Trâu có giá không đổi là 760.000 - 790.000 đồng/bao, Phú Mỹ là 750.000 - 780.000 đồng/bao và Lào Cai là 750.000 - 770.000 đồng/bao.
Song song đó, giá bán của phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu và Song Gianh cũng đi ngang tại mức tương ứng là 970.000 - 1.000.000 đồng/bao và 940.000 - 960.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao | |||
MIỀN TRUNG | |||
Tên loại | Ngày 18/1 | Ngày 16/1 | Thay đổi |
Phân urê | |||
Phú Mỹ | 530.000 - 570.000 | 530.000 - 570.000 | - |
Ninh Bình | 530.000 - 560.000 | 530.000 - 560.000 | - |
Phân NPK 20 - 20 - 15 | |||
Đầu Trâu | 970.000 - 1.000.000 | 970.000 - 1.000.000 | - |
Song Gianh | 940.000 - 960.000 | 940.000 - 960.000 | - |
Phân kali bột | |||
Phú Mỹ | 630.000 - 660.000 | 630.000 - 660.000 | - |
Hà Anh | 630.000 - 660.000 | 630.000 - 660.000 | - |
Phân NPK 16 - 16 - 8 | |||
Đầu Trâu | 760.000 - 790.000 | 760.000 - 790.000 | - |
Phú Mỹ | 750.000 - 780.000 | 750.000 - 780.000 | - |
Lào Cai | 750.000 - 770.000 | 750.000 - 770.000 | - |
Phân lân | |||
Lâm Thao | 260.000 - 280.000 | 260.000 - 280.000 | - |
Văn Điển | 280.000 - 320.000 | 280.000 - 320.000 | - |
Số liệu: 2nong.vn
Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ
Khảo sát tại khu vực miền Tây Nam Bộ cho thấy, giá bán của các loại phân bón cũng duy trì ổn định tương tự như tại khu vực miền Trung.
Cụ thể, phân urê Phú Mỹ được bán ra với mức giá 490.000 - 520.000 đồng/bao và ure Cà Mau có giá là 505.000 - 525.000 đồng/bao.
Song song đó, giá bán của phân kali miểng Cà Mau vẫn niêm yết trong khoảng 530.000 - 550.000 đồng/bao.
Đối với phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ, giá bán lần lượt ghi nhận tại mức 660.000 - 670.000 đồng/bao và 660.000 - 690.000 đồng/bao.
Đồng thời, giá phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò cũng không có thay đổi so với ngày 16/1, tương đương với mức 890.000 - 910.000 đồng/bao.
Tương tự, phân DAP Đình Vũ tiếp tục đi ngang trong khoảng 760.000 - 800.000 đồng/bao và DAP Hồng Hà khoảng 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.
Đơn vị tính: đồng/bao | |||
TÂY NAM BỘ | |||
Tên loại | Ngày 18/1 | Ngày 16/1 | Thay đổi |
Phân urê | |||
Cà Mau | 505.000 - 525.000 | 505.000 - 525.000 | - |
Phú Mỹ | 490.000 - 520.000 | 490.000 - 520.000 | - |
Phân DAP | |||
Hồng Hà | 1.100.000 - 1.130.000 | 1.100.000 - 1.130.000 | - |
Đình Vũ | 760.000 - 800.000 | 760.000 - 800.000 | - |
Phân kali miểng | |||
Cà Mau | 530.000 - 550.000 | 530.000 - 550.000 | - |
Phân NPK 16 - 16 - 8 | |||
Cà Mau | 660.000 - 690.000 | 660.000 - 690.000 | - |
Phú Mỹ | 660.000 - 690.000 | 660.000 - 690.000 | - |
Việt Nhật | 660.000 - 670.000 | 660.000 - 670.000 | - |
Phân NPK 20 - 20 - 15 | |||
Ba con cò | 890.000 - 910.000 | 890.000 - 910.000 | - |
Số liệu: 2nong.vn
Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp sản xuất phân bón
Tại Việt Nam, theo Bộ Tài chính có khoảng 1.000 doanh nghiệp sản xuất phân bón, với sản lượng khoảng 11 triệu tấn phân bón ở cả 2 dòng sản phẩm chính là phân bón vô cơ lẫn hữu cơ.
Việt Nam đang là quốc gia chuyển hóa nhanh từ sử dụng phân bón vô cơ nguồn gốc hóa học sang hữu cơ theo nhịp phát triển chung của toàn thế giới.
Theo Cục bảo vệ thực vật, tỷ trọng sản lượng phân bón hữu cơ và vi sinh đã tăng từ mức 6,3% (năm 2017) lên 23% (tính đến tháng 6/2022), với định hướng mục tiêu tỷ lệ sẽ tăng 25% vào năm 2025. Đây là định hướng phát triển chung trong dài hạn của ngành phân bón. Các doanh nghiệp nào tận dụng được việc chuyển đổi này sẽ được hưởng lợi trong dài hạn.
Thị trường phân bón trong nước tập trung ở mảng Ure, nhưng phân mảnh ở mảng NPK, Kali, Supe Lân. Mảng Ure có tổng công suất nhà máy sản xuất cả nước ở mức 2,66 triệu tấn/năm, nhưng thị phần trong tay 4 doanh nghiệp là Đạm Cà Mau (DCM), Đạm Phú Mỹ (DPM), Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc.
Mảng NPK có tổng công suất nhà máy sản xuất ở mức trên 3,7 triệu tấn/năm. Thị trường NPK phân mảnh với rất nhiều doanh nghiệp tham gia. Mặc dù, Bình Điền (BFC) đang là doanh nghiệp có thị phần tiêu thụ NPK lớn nhất vào khoảng 15%.
Mảng DAP có công suất sản xuất toàn mảng vào khoảng gần 1 triệu tấn/năm. Thị trường phân mảnh. Các doanh nghiệp thị phần lớn bao gồm: DAP – Vinachem, Apromaco và Hà Anh. Cuối cùng là mảng Phân lân với công suất ở mức 1,2 triệu tấn với top thị phần lớn là Apromaco, Hà Anh và Văn Điển.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2023, ngành phân bón trong nước chịu áp lực suy giảm cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. Tổng doanh thu thuần 9 tháng năm 2023 của các doanh nghiệp phân bón niêm yết trên sàn ghi nhận mức giảm 19% doanh thu và giảm đến 94% về lợi nhuận sau thuế.
Tại Việt Nam, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (DPM) là doanh nghiệp xuất khẩu ure hàng đầu Việt Nam. Đây cũng là sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, DPM ước sản xuất được gần 591 nghìn tấn (giảm 14.7% so với cùng kỳ), tuy nhiên sản lượng kinh doanh đạt 684 nghìn tấn (tăng 7% so với cùng kỳ) nhờ đẩy mạnh mở rộng thị trường, và thúc đẩy xuất khẩu. Dòng sản phẩm NPK đứng vị trí thứ 2 trong cơ cấu sản phẩm với hơn 104 nghìn tấn NPK được sản xuất và kinh doanh.
Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 của DPM đạt 10,309 tỷ đồng (giảm 30,7%), và lợi nhuận sau thuế ở mức 425 tỷ đồng (giảm 90,4%). Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ mức 42,3% xuống mức 13% trong cùng kỳ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chứng khoán Mirae Asset, trong năm 2024, hoạt động kinh doanh của DPM khả quan. Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công tuy lần lượt tăng 24% và 169%. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ mức 15,3% trong năm 2023 lên mức 22,5% trong năm 2024. Sản lượng phân bón kinh doanh ước đạt hơn 1,4 triệu tấn (tăng 8,2%), trong đó ure tăng 3,6% đạt gần 1 triệu tấn và NPK tăng 12% đạt hơn 150 nghìn tấn.
Nguyên nhân công ty chứng khoán này đưa ra là bởi xu hướng hồi phục giá bán ure ở trên toàn cầu và hỗ trợ thúc đẩy kinh tế với Trung Quốc sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi, theo trang nguoiduatin.vn.