Giá lúa gạo hôm nay 8/7: Một số giống lúa, nếp điều chỉnh trái chiều
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (8/7) có một vài điều chỉnh đối với hai giống lúa là IR 50404 và Nàng Hoa 9. Cụ thể, lúa IR 50404 điều chỉnh tăng 50 đồng/kg lên mốc 5.500 - 5.700 đồng/kg. Trái lại, Nàng Hoa 9 giảm 200 đồng/kg xuống còn 6.200 - 6.300 đồng/kg trong ngày.
Các giống lúa khác trong bảng khảo sát tiếp tục chững giá. Theo đó, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, Đài Thơm 8 có giá là 6.000 - 6.200 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg, OM 5451 tiếp tục có giá là 5.950 - 6.050 đồng/kg, lúa OM 18 giữ mốc 6.000 - 6.100 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.500 đồng/kg.
Giá các loại nếp hôm nay tăng mạnh đối với giống nếp AG (tươi). Loại giống này đã được điều chỉnh lên giá 6.000 - 6.100 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg so với hôm qua. Ba loại nếp còn lại là nếp Long An (khô), nếp ruột và nếp AG (khô) không biến động.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine |
kg |
- |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
5.500 - 5.700 |
+50 |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
6.000 - 6.200 |
- |
- Lúa OM 5451 |
kg |
5.950 - 6.050 |
- |
- Lúa OM 380 |
kg |
- |
- |
- Lúa OM 18 |
Kg |
6.000 - 6.100 |
- |
- Lúa ST 24 |
Kg |
8.300 - 8.400 |
|
- Lúa Nhật |
Kg |
7.000 - 7.500 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
6.200 - 6.300 |
-200 |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
6.500 |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
11.500 - 12.000 |
- |
- Nếp ruột |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
6.100 - 6.300 |
|
- Nếp AG (tươi) |
6.000 - 6.100 |
+300 |
|
- Nếp AG (khô) |
kg |
7.500 - 7.600 |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
7.600 |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Gạo thường |
kg |
11.500 - 12.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
14.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
20.000 |
- |
- Cám |
kg |
7.500 - 8.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 8/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.350 - 8.450 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.800 – 8.850 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá đi ngang. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.700 – 8.750 đồng/kg; cám khô 9.200 – 9.250 đồng/kg.
Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang vẫn chưa có sự thay đổi mới nào trong hôm nay. Giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Bình Định: 'Thị trường ngách' của lúa gạo chế biến
Bình Định được mệnh danh là "đất trăm nghề", trong đó có nhiều làng nghề sản xuất bún, bánh và nấu rượu. Nghề nào cũng dùng gạo làm nguyên liệu để chế biến. Gạo chế biến thì không phải dùng gạo nào cũng được, mà phải là gạo có hàm lượng amylose cao, trên 25%, theo báo Nông nghiệp Việt Nam.
Loại gạo này nấu ăn không ngon, bởi hạt cơm khô và cứng. Nhưng nếu dùng làm nguyên liệu để sản xuất bún, bánh thì không gì tuyệt hơn, bởi nó cho bột rất nhiều. Bột nhiều đồng nghĩa làm ra được nhiều sản phẩm bún, bánh, cơ sở sản xuất sẽ có lãi nhiều hơn.
Đơn cử chỉ ở Thị xã An Nhơn (Bình Định), đã có rất nhiều làng nghề sản xuất bún, bánh. Ví như làng nghề bánh tráng ở xã Nhơn Phúc có đến 100 lò tráng bánh bằng máy. Nghề tráng bánh làm quanh năm, trừ những tháng mưa, sản phẩm cung ứng thị trường các tỉnh Tây Nguyên, vào Nam, ra Bắc.
Bà Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định khẳng định, từ lâu ngành nông nghiệp tỉnh này đã xác định thế mạnh của cây lúa là phục vụ cho chế biến. Do đó, trong cơ cấu giống lúa của Bình Định, dòng lúa phục vụ chế biến chiếm tỷ trọng cao trong các giống lúa chủ lực.
Cũng theo bà Trân, các giống lúa phục vụ chế biến không chỉ để cung cấp cho các cơ sở sản xuất bún, bánh và nấu rượu trong tỉnh, mà người dân nông thôn còn dùng làm lương thực để ăn quanh năm. Bởi, "gu" ăn gạo của người dân nông thôn Bình Định không phải là gạo dẻo, mềm, thơm như dân thành phố, mà hạt cơm phải cứng mới hợp khẩu vị.
Những dòng lúa phục vụ chế biến không chỉ được tiêu thụ mạnh ở Bình Định mà còn xuất bán được nhiều thị trường trong nước. Theo ông Đoàn Tuấn Sỹ, Phó trưởng Phòng Kinh tế Thị xã An Nhơn - một trong những vựa lúa ở Bình Định, trong cơ cấu các giống lúa chủ lực của địa phương này, chiếm hầu hết là các giống lúa phục vụ chế biến như TBR1, Q5, ĐV108 và mới đưa vào sản xuất đại trà thêm giống VNR20.
“Lúa thương phẩm các giống nói trên lúc nào cũng có giá cao hơn các giống lúa dòng chất lượng và được thương lái thu mua rất mạnh. Năm 2021, thương lái lùng sục tranh mua lúa phục vụ chế biến, ngoài để cung ứng cho các cơ sở sản xuất bún, bánh và nấu rượu trong tỉnh, còn xát ra gạo chở vào cung ứng cho thị trường miền Nam cũng để phục vụ chế biến. Do đó, vụ sản xuất nào các giống lúa TBR1, Q5, ĐV108 và VNR20 cũng chiếm trên 60% diện tích sản xuất của địa phương”, ông Đoàn Tuấn Sỹ cho hay.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả các giống phục vụ chế biến đa chức năng, vừa cung ứng thị trường gạo ăn, vừa cung ứng cho nhu cầu làm nguyên liệu để sản xuất bún, bánh và nấu rượu trong tỉnh đang là định hướng mà ngành nông nghiệp Bình Định tiếp tục hướng tới.
Theo Tiến sĩ Hồ Huy Cường, không chỉ có Bình Định, mà cả vùng Duyên hải Nam Trung bộ đều xác định thế mạnh của cây lúa là phục vụ chế biến, là nguồn cung cho cả miền Nam lẫn miền Bắc để sản xuất bún, bánh. Hiện các giống lúa phổ biến trong sản xuất ở vùng Nam Trung bộ là ĐV108, TBR1, Khang dân 18, QN9 và một số giống mới của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ như BĐR999.