Giá lúa gạo hôm nay 6/2: Mặt hàng lúa giảm 100 đồng/kg ngày đầu tuần
Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 7/2
Giá lúa gạo hôm nay
Theo ghi nhận tại An Giang, giá lúa hôm nay (6/2) giảm 100 đồng/kg ở nhiều loại.
Cụ thể, lúa IR 50404 được thương lái thu mua với giá trong khoảng 6.300 - 6.400 đồng/kg, giảm 100 đồng. Lúa OM 5451 có giá vào khoảng 6.400 - 6.600 đồng/kg sau khi giảm 100 đồng/kg. Tương tự, giá lúa Đài thơm 8 giảm 100 đồng/kg còn trong khoảng 6.700 - 6.900 đồng/kg.
Trong khi đó, các mặt hàng khác chững giá. Giá lúa OM 18 trong khoảng 6.900 - 7.000 đồng/kg. Lúa Nàng Hoa 9 được thu mua với giá 6.800 - 7.100 đồng/kg. Giá lúa Nhật vào khoảng 7.800 - 7.900 đồng/kg.Giá lúa Nàng Nhen (khô) trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg. Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.
Tương tự, nếp ruột có giá vào khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg, các mặt hàng khác tiếp tục tạm ngừng khảo sát.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước |
- Nếp AG (khô) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
6.300 - 6.400 |
-100 |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
6.700 - 6.900 |
-100 |
- Lúa OM 5451 |
kg |
6.400 - 6.600 |
-100 |
- Lúa OM 18 |
kg |
6.800 - 7.000 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
6.800 - 7.100 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.800 - 7.900 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
12.000 - 13.000 |
- |
Giá gạo |
|
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước |
- Nếp ruột |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
11.500 - 12.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
22.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.500 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
14.500 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
20.000 |
- |
- Cám |
kg |
7.500 - 8.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 6/2 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Hiện giá gạo nguyên liệu, thành phẩm trong khoảng 9.600 – 9.700 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.600 – 10.700 đồng/kg.
Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá gạo không có biến động mới. Trong đó, gạo thường có giá trong khoảng 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Sóc thường và gạo trắng thông dụng được bán với giá 14.500 đồng/kg. Giá gạo thơm Jasmine vào khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg, giá gạo Nàng Hoa duy trì mức 17.500 đồng/kg. Gạo Sóc Thái có giá 18.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài được bán với giá trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Hương Lài có giá 19.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Đài Loan và gạo Nhật cùng mức 20.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Nhen ở mức 22.000 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, giá cám tại chợ vào khoảng 7.500 - 8.000 đồng/kg.
Trà Vinh: Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với chuyển đổi sản xuất
Năm nay, huyện Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh) tập trung giữ vững, ổn định phát triển kinh tế, tiếp tục nâng cao các tiêu chí nông thôn mới đã đạt; đặc biệt, chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm, theo báo Trà Vinh.
Đồng chí Nguyễn Văn Ngà, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang cho biết: Năm 2023, nhu cầu về tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện khoảng 200 tỷ đồng. Để thực hiện quy mô kinh tế và phấn đấu năm 2023 đạt 22.092 tỷ đồng (tăng 2.455 tỷ đồng so năm 2022), theo đó, huyện cần tập trung đầu tư hạ tầng hoàn thành và đưa vào hoạt động Khu Công nghiệp Hiệp Mỹ Tây.
Với thế mạnh về nuôi thủy sản và sản xuất nông nghiệp (lúa - màu), hàng năm đạt diện tích trên 28.434ha gieo trồng lúa, và 18.500ha màu các loại; về thủy sản có 2.663ha diện tích mặt nước nuôi tôm sú, 4.396,5ha mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng (sản lượng đạt 33.750 tấn tôm sú và tôm thẻ chân trắng)…
Đồng chí Lê Văn Phi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết: Trên cơ sở thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế của huyện, đơn vị sẽ phối hợp cùng với các địa phương, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; xác định vùng chuyên canh tập trung ở các xã có điều kiện, đảm bảo nguồn nước tưới, trên cơ sở đó mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ ở vùng sản xuất lúa - tôm, sản xuất lúa giống, lúa sạch an toàn trên vùng chuyên lúa.