|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 3/8: Nhiều mặt hàng đi ngang trên diện rộng

11:37 | 03/08/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 3/8 không biến động. Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4817/VPCP-QHĐP ngày 1/8/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (3/8) chững lại, nhiều mặt hàng không ghi nhận biến động mới như lúa IR 50404 giữ mốc 5.400 - 5.600 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) đang có giá là 6.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 thu mua với giá là 5.700 - 5.800 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) chững lại trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg, lúa OM 5451 đang ở mốc 5.400 - 5.600 đồng/kg, OM 18 đang được thu mua với giá 5.800 - 5.950 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.

Giá nếp hôm nay tiếp tục ổn định ở các mức giá cũ. Trong đó, nếp Long An (tươi) hiện có giá là 6.100 - 6.300 đồng/kg, Nếp AG (tươi) có giá từ 5.900 - 6.000 đồng/kg, nếp AG (khô) giữ nguyên khoảng 7.500 - 7.600 đồng/kg và nếp ruột có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa OM 5451

kg

5.400 - 5.600

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 5.950

-

- Lúa ST 24

Kg

-

 

- Lúa Nhật

Kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.700 - 5.800

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

6.100 - 6.300

-

- Nếp AG (tươi)

 

5.900 - 6.000

-

- Nếp AG (khô)

kg

7.500 - 7.600

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 3/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Với mặt hàng gạo, giá gạo thành phẩm chưa ghi nhận thay đổi mới. Hiện giá gạo NL IR 504 ở mức 8.050 - 8.150 đồng/kg; gạo thành phẩm 8.650 - 8.750 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá đi ngang. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.00 - 8.2060 đồng/kg; cám khô 8.200 - 8.400 đồng/kg.

Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang vẫn ổn định. Giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.500 - 8.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Giải pháp hỗ trợ nông dân phục hồi, phát triển nông nghiệp

Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, tại Công văn số 4817/VPCP-QHĐP Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tham mưu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất sản xuất lúa không hiệu quả sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái mang hiệu quả cao.

Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển, nghiên cứu giống theo Quyết định số 703/QĐ-TTg, ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 (Chương trình giống); chính sách hỗ trợ đặc thù đối với đội ngũ người nông dân tham gia sản xuất giống.

Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu trong nước thay thế nguồn nhập khẩu, đầu tư vào công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch,....

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc giúp việc tiêu thụ nông sản thuận lợi; nâng cao năng lực hệ thống kiểm dịch; tăng cường triển khai hỗ trợ cấp mã số vùng trồng đảm bảo an toàn, truy xuất nguồn gốc.

Phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam rà soát, nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn, hỗ trợ nông dân phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái ngành trái cây, xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch để thực hiện hiệu quả Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cùng với đó phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam nghiên cứu đề xuất về nâng cao tri thức cho người nông dân; tạo đột phá trong phát triển nhân lực, đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, tận dụng hiệu quả cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, theo báo Trà Vinh.

Các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tham mưu Thủ tướng Chính phủ có cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tham gia có trách nhiệm trong công tác truyền thông phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nhã Lam

NHNN cho vay nhiều nhất trong 7 năm trên kênh OMO, nâng lãi suất lên 4,25%
Ngày 23/4, NHNN đã có động thái nâng lãi suất và kỳ hạn và quy mô cho vay qua kênh OMO. Trong đó, tổng giá trị cho vay trong phiên đạt mức cao nhất trong vòng hơn 7 năm.