|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 25/5: Tiếp tục đi ngang trên nhiều giống lúa, gạo

11:36 | 25/05/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 25/5 chưa có điều chỉnh mới tại tất cả giống lúa, gạo và nếp được khảo sát. Mưa nhiều và kéo dài trong nhiều ngày là điều kiện cho ốc bươu vàng phát triển và gây hại lúa. Để phòng trừ, nông dân nên kết hợp giữa biện pháp thủ công và hóa học.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (25/5) tiếp tục ổn định. Theo đó, lúa IR 50404 (khô) thu mua với giá là 6.500 đồng/kg, lúa IR 50404 (tươi) duy trì giao dịch trong khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 chững lại với giá 5.800 - 6.000 đồng/kg, Đài Thơm dao động khoảng 5.700 - 5.900 đồng/kg và lúa Nhật giữ nguyên mức 8.000 - 8.500 đồng/kg

Ở các giống lúa OM, giá thu mua cũng không ghi nhận điều chỉnh mới trong hôm nay. OM 5451 đang neo ở mốc 5.600 - 5.700 đồng/kg và OM 18 đang giao dịch với giá 5.800 - 5.900 đồng/kg.

Giá các loại nếp duy trì đi ngang trên diện rộng. Cụ thể, nếp AG (khô) dao động trong khoảng 7.700 - 7.800 đồng/kg, nếp Long An (khô) có giá là 7.600 đồng/kg và nếp ruột duy trì khoảng giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.700 - 5.900

-

- Lúa OM 5451

kg

5.600 - 5.700

-

- Lúa OM 380

kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.800 - 5.900

-

- Lúa Nhật

Kg

8.000 - 8.500

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.500

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

 

- Nếp AG (khô)

kg

7.700 - 7.800

-

- Nếp Long An (khô)

kg

7.600

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 25/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, nhiều giống gạo tiếp tục giữ nguyên giá giao dịch trước đó. Trong đó, gạo thường có giá không đổi là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg trong ngày đầu tuần.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Vĩnh Long: Phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa mùa mưa

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), với điều kiện thời tiết mưa nhiều như hiện nay, là điều kiện cho ốc bươu vàng (OBV) tiếp tục phát triển và gây hại. Trong thời gian tới, OBV có thể tập trung gây hại trên lúa mới xuống giống giai đoạn mạ, nhất là những vùng trũng, ngập nước và không chủ động các biện pháp diệt trừ.

Trong tuần qua, diện tích nhiễm OBV trong tỉnh Vĩnh Long lên đến gần 900ha, tăng trên 460ha so với tuần trước, với mật số dao động 1- 3 con/m2, gây hại trên trà lúa mạ. Khu vực nhiễm phân bố tại các huyện Long Hồ (các xã: Long An, Phú Đức); Trà Ôn (các xã: Xuân Hiệp, Trà Côn, Tân Mỹ); Vũng Liêm (các xã: Trung Hiệp, Hiếu Thành, Tân An Luông); Mang Thít (xã Hòa Tịnh).

Theo ngành chức năng, OBV sẽ gây hại nặng trên lúa vào thời kỳ mạ đến đẻ nhánh, chúng ăn rất khỏe và ăn liên tục cả ngày lẫn đêm. Trên ruộng lúa, chúng ăn từng đám, tập trung ăn nhiều ở ruộng trũng, ruộng lúa non, lúa mới sạ, theo báo Vĩnh Long.

Trong tình trạng ruộng bị khô thì OBV vẫn có thể sống tiềm sinh bằng cách đóng nắp, vùi sâu trong đất nhiều tháng không chết để chờ cơ hội thuận lợi thì sẽ tiếp tục gây hại. Và chỉ cần gặp nước một đêm thì mọi hoạt động của chúng sẽ trở lại bình thường. Khi OBV phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, làm thiệt hại về giống, phải sạ lại nhiều lần, ruộng lúa sinh trưởng không đồng đều khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Tuy nhiên, theo nhiều nông dân, việc xử lý OBV hiện nay đang gặp khó khăn vì liên tục có mưa, lượng nước trên ruộng nhiều là điều kiện thuận lợi cho OBV phát triển nhanh, việc phun thuốc diệt ốc của bà con cũng không mấy hiệu quả.

Để phòng trừ OBV hiệu quả, theo ông Hồ Phước Dư, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mang Thít, bà con nông dân nên kết hợp giữa biện pháp phòng trừ thủ công và hóa học để tăng hiệu quả phòng trừ ốc gây hại lúa. Khi sử dụng thuốc hóa học cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”.

Cụ thể, trước khi sạ lúa cần làm đất kỹ bằng phẳng, tránh để những khu vực trũng nước trên ruộng. Cho nước vào ruộng sớm để nhử ốc trồi lên, sau đó tiến hành cày diệt ốc. Có thể xử lý vôi kết hợp với bón lót lân vào giai đoạn chuẩn bị ruộng. Bắt ốc và ổ trứng bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Khi OBV xuất hiện, nên bắt ốc sớm và liên tục từ lúc sạ đến hai, ba tuần sau. Có thể sử dụng thức ăn như lá khoai, rau muống... dẫn dụ ốc tập trung đến ăn để dễ thu gom. Đánh rãnh thoát nước (25x5cm) cách nhau 10 - 15m trên ruộng để ốc đến sống tập trung trong rãnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom bằng tay.

Sau đó, bà con đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng, ngăn ốc xâm nhập và bắt ốc dễ dàng. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch. Điều tiết chế độ nước bằng cách rút nước định kỳ, giữ mực nước thấp 2- 3cm nhằm hạn chế ốc di chuyển, phá hại.

Đối với những ruộng có mật độ ốc cao, có thể dùng các loại thuốc hóa học để trị và chỉ cần phun 1 lần, đúng theo hướng dẫn, diệt ốc cả vụ. Lưu ý khi sử dụng thuốc hóa học phải đảm bảo có ốc trên ruộng trước khi phun; khi phun mực nước khoảng 3 - 5cm là vừa.

Sau phun tiếp tục giữ nước 1 - 2 ngày để diệt hết ốc còn sót lại. Nên phun thuốc lúc chiều mát hay sáng sớm, tốt nhất là lúc chiều mát vì ốc thường nổi lên và cắn phá mầm lúa vào lúc chiều và tối.

Nhã Lam