|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 24/2: Một số giống lúa, nếp tiếp tục điều chỉnh tăng

10:58 | 24/02/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 24/2 nhích nhẹ 50 đồng/kg đối với các giống lúa, nếp là OM 18 và nếp Long An (tươi). Từ đầu năm đến nay, mặc dù hạn mặn không gay gắt nhưng do sản xuất vào mùa khô nên vụ lúa Hè Thu này sẽ gặp không ít khó khăn.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 25/2

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (24/2) tiếp tục có sự thay đổi khi ghi nhận lúa OM 18 tăng nhẹ 50 đồng/kg lên khoảng 5.600 - 5.850 đồng/kg. 

Các giống lúa khác tiếp tục chững lại trong hôm nay. Trong đó, lúa IR 50404 (khô) neo mốc 6.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 có giá là 5.600 - 5.800 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) giữ nguyên trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg và Nàng Hoa 9 duy trì tại mức 5.800 đồng/kg, 

Trừ OM 18 thì những loại lúa OM khác không có điều chỉnh mới trong thứ Năm này. Cụ thể, lúa OM 5451 vẫn có giá khoảng 5.300 - 5.500 đồng/kg, lúa OM 380 neo trong khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg.

Giá các loại nếp đã có sự biến động nhẹ khi nếp Long An (tươi) tăng 50 đồng/kg, đưa giá thu mua lên mức 5.400 - 5.500 đồng/kg. Các loại nếp khác nếp vỏ tươi, nếp ruột đi ngang so với hôm qua. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.200 - 5.400

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa OM 5451

kg

5.300 - 5.500

-

- Lúa OM 380

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa OM 18

Kg

5.600 - 5.850

+50

- Nàng Hoa 9

kg

5.800 

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.000

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

5.400 - 5.500

+50

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.300 - 5.500

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 12.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 24/2 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay không biến động. Gạo Sóc thường tiếp tục có giá là 13.500 - 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài vẫn ở trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài neo ở mức 19.000 đồng/kg, gạo trắng thông dụng có giá 14.000 đồng/kg và gạo thơm Jasmine đang được thu mua trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. 

Giá lúa gạo hôm nay 24/2: Một số giống lúa, nếp tiếp tục điều chỉnh tăng - Ảnh 1.

Nguồn: istockphoto

Vĩnh Long đưa ra chính sách ứng phó với hạn, mặn cho vụ lúa Hè Thu

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long, do cây lúa chịu mặn yếu (khả năng chịu mặn từ 1,4- 2%) nên những vùng bị nhiễm mặn trên 3% tuyệt đối không xuống giống. Đối với vùng bị nhiễm mặn dưới 3% có thể xuống giống nhưng phải sử dụng các giống ngắn ngày chịu mặn (trung bình- khá với độ mặn từ 2- 3%): OM 6976, OM 251, OM 5629, OM 8017, OM 9921, OM 6677, OM 6162, OM 5464, OM 8108,... Trong vụ Hè Thu năm nay, đơn vị này khuyến cáo sử dụng nhóm giống lúa bổ sung thích ứng tốt với hạn, mặn như: LH8, OM 2517, OM 9577, OM 9955.

Về nguồn nước tưới, nước tưới có độ mặn từ 1,5- 3,5% sẽ làm giảm năng suất nhiều loại cây trồng (lúa, cây ăn trái), từ 3,5- 6,5% chỉ còn lại cây trồng chịu mặn mới chịu nổi. Như vậy, nước dùng để tưới cho sản xuất nông nghiệp có độ mặn dưới 1,5%, theo báo Vĩnh Long.

Đối với lúa, ở giai đoạn đồng trổ, lúa rất nhạy cảm với mặn, độ mặn khoảng 1,5% có thể làm lép hạt lúa, tốt nhất không nên đưa nước mặn hơn 1% vào ruộng, nếu cần chỉ bổ sung nước đủ ẩm cho lúa. Sau khi sạ 5 - 7 ngày thì đưa nước vào ruộng, giữ mực nước ngập sâu 2/3 cây lúa, ngâm 2 - 3 đêm thì tháo cạn nước, sau đó dẫn nước ngọt vào ruộng trở lại và bón phân đợt 1. Nên thay đổi nước ruộng ít nhất 2 - 3 lần trong thời gian 30 ngày sau khi sạ.

Trường hợp ruộng bị khô nước, nước trong ruộng có độ mặn 4 - 6% mà nước ở ngoài sông, ngoài kinh chỉ có 1 - 2% thì vẫn có thể bơm nước vào ruộng cho ngập sâu 2/3 cây lúa. Giữ nước trong ruộng 2 - 3 đêm thì tháo bỏ nước ra để giảm độ mặn trong ruộng.

Tăng cường khả năng chịu mặn cho cây bằng biện pháp kỹ thuật như: bón phân qua lá, phân hữu cơ, phân lân, kali (lưu ý không nên sử dụng phân KCl), silic cho cây trồng, sử dụng ure chậm tan để chống thất thoát đạm, nên bón bổ sung phân sulphate kali (K2SO4) trong giai đoạn đầu.

Khi phát hiện cây lúa có biểu hiện bị ngộ độc mặn (cháy chóp lá, khô đọt non, chết cây) phải khẩn trương bón vôi CaO, CaSO4 với lượng thích hợp để giải độc. Sau bón vôi khoảng 2 - 3 đêm thì rút cạn nước ruộng nhằm đưa lượng mặn trong ruộng ra ngoài và thay nước mới. Nếu ruộng bị khô cần phải bơm nước vào ngập ruộng rồi mới rải vôi.

Nếu không sử dụng vôi thì có thể tháo cạn nước ruộng, sau đó bơm nước trở lại ruộng đồng thời bón Super Humic kết hợp với bón urea hoặc DAP. Khoảng ba ngày sau kiểm tra thấy lúa ra lá và rễ mới thì chứng tỏ lúa đã phục hồi.

Bên cạnh bị ảnh hưởng của khô hạn, xâm nhập mặn ở đầu vụ, vụ lúa Hè Thu còn bị mưa giông ở thời kỳ cuối vụ, vì vậy cần quan tâm đến việc chống chịu đổ ngã do gió mạnh, mưa lớn vào đầu mùa mưa gây ra đối với lúa trong thời kỳ đòng trổ hoặc chín chuẩn bị thu hoạch. 

Ngành chuyên môn còn khuyến cáo, trong canh tác lúa nông dân cần tăng cường áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến như “ba tăng, ba giảm”, “một phải, năm giảm”, hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI)… để tiết kiệm nước, tăng cường sức chống chịu của cây lúa đối với thời tiết bất lợi như khô hạn, xâm nhập mặn và mưa, gió mạnh.

Nhã Lam