|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 24/1: Giảm 100 - 200 đồng/kg đối với một số loại lúa

11:25 | 24/01/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 24/1 điều chỉnh giảm với hai giống lúa là IR 50404 và OM 5451. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) đã mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt. Nhờ ưu đãi thuế quan, xuất khẩu gạo chất lượng cao sang châu Âu đã trở nên khởi sắc hơn.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (24/1) giảm từ 100 đồng/kg đến 200 đồng/kg đối với hai giống lúa là IR 50404 và OM 5451. Trong đó, lúa IR 50404 giảm 100 - 200 đồng/kg, xuống còn 5.300 - 5.500 đồng/kg. Sau khi giảm 100 đồng/kg, lúa OM 5451 hiện thu mua trong khoảng 5.400 - 5.600 đồng/kg.

Các giống lúa khác tiếp tục đi ngang trên diện rộng. Theo đó, lúa IR 50404 (khô) tiếp tục neo ở mốc 6.000 đồng/kg, Đài Thơm 8 duy trì giao dịch trong khoảng 5.900 - 6.100 đồng/kg, Nàng Hoa 9 không tăng thêm, giữ nguyên tại mốc 5.900 - 6.000 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) giữ giá 12.000 đồng/kg, lúa OM 380 giữ nguyên trong khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg còn lúa OM 18 hiện dao động từ 5.900 - 6.000 đồng/kg.

Đối với các loại nếp, giá cả hôm nay đứng yên khi nếp ruột tiếp tục có giá khoảng 13.000 - 14.000 đồng/kg, nếp vỏ (tươi), nếp Long An (khô) và nếp vỏ (khô) không được quy định mức giá cụ thể.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

5.300 - 5.500

-100 ~ - 200

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.900 - 6.100

-

- Lúa OM 5451

kg

5.400 - 5.600

-100

- Lúa OM 380

kg

5.400 - 5.500

-

- Lúa OM 18

Kg

5.900 - 6.000

-

- Nàng Hoa 9

kg

5.900 - 6.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.000

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

12.000

-

Nếp ruột

kg

14.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp vỏ (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Nếp vỏ (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 11.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 24/1 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay tiếp tục không có điều chỉnh mới nào trên tất cả các loại gạo được khảo sát. Theo đó, gạo thường ở mốc 11.000 - 11.500 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài neo tại mốc 18.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại với giá 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường đang thu mua với giá 14.000 đồng/kg và gạo trắng thông dụng có giá 14.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 24/1: Giảm 100 - 200 đồng/kg đối với một số loại lúa - Ảnh 2.

Nguồn: istockphoto

Gạo Việt được đón nhận tại châu Âu

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 dù chưa ghi nhận sự gia tăng mạnh về khối lượng nhưng giá xuất khẩu và trị giá thu về đã tăng lên đáng kể với 53.910 tấn, trị giá 38,07 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 chỉ tăng 0,8% về lượng nhưng trị giá thu về tăng tới 21,6%.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định EVFTA để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi EU tăng mạnh và nhập khẩu gạo của thị trường này giảm trong năm 2021.

Mặc dù EU hiện chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam (chiếm 1% về lượng và 1,3% về kim ngạch) nhưng đây lại là thị trường tiềm năng về xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao, theo báo Vĩnh Long.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU dự báo còn tăng khá. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu. Việc tận dụng lợi thế EVFTA để xuất khẩu gạo thơm với thuế 0% nằm trong tay các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu lớn, được canh tác theo tiêu chuẩn cao như Lộc Trời, Tân Long, Trung An…

Trong những năm qua, một trong những nguyên nhân cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU là bởi thuế suất EU áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao. Đồng thời, Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan nên rất khó cạnh tranh với gạo của các nước khác như Thái Lan, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Pakistan được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan và các nước như Lào, Campuchia, Myanmar được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch. 

Tuy nhiên, theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hằng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. Với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù vậy, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại châu Âu, cước vận tải biển vẫn duy trì ở mức cao có thể khiến việc khai thác các lợi thế của EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường EU gặp khó khăn trong năm 2022.

Nhã Lam

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.