|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 21/3: Đi ngang trong ngày đầu tuần

11:56 | 21/03/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 21/3 không có biến động mới tại tất cả các giống lúa, nếp được khảo sát. Để góp phần bình ổn giá phân bón trong nước, cơ quan chức năng cần yêu cầu các doanh nghiệp minh bạch về tình hình kinh doanh trong thời gian gần đây.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 22/3

Tại An Giang, giá lúa hôm nay (21/3) lặng sóng trên diện rộng sau đà tăng ở cuối phiên trước đó. Theo đó, lúa IR 50404 (tươi) tiếp tục được thu mua trong khoảng 5.600 - 5.800 đồng/kg, IR 50404 (khô) đi ngang khi neo ở mốc 6.600 đồng/kg, Đài thơm 8 hiện giao dịch với giá 5.800 - 6.000 đồng/kg, Nàng Hoa 9 giao dịch với giá 5.800 - 5.900 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang với giá 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Giá của giống lúa OM đầu tuần cũng không ghi nhận biến động mới. Cụ thể, OM 5451 và OM 18 tiếp tục thu mua với giá 5.700 - 5.800 đồng/kg, OM 380 duy trì ở mức 5.500 - 5.600 đồng/kg. 

Đối với các giống nếp, giá cả hôm nay chững lại, không còn điều chỉnh mạnh như trước. Trong đó, nếp vỏ (tươi) tiếp tục có giá 5.800 - 5.900 đồng/kg, nếp Long An (tươi) đi ngang, hiện thương lái đang giao dịch với giá 5.600 - 5.800 đồng/kg và nếp ruột có giá thu mua trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

kg

5.800 - 5.900

-

- Lúa IR 50404

kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

5.800 - 6.000

-

- Lúa OM 5451

kg

5.700 - 5.800

-

- Lúa OM 380

kg

5.500 - 5.600

-

- Lúa OM 18

Kg

5.700 - 5.800

-

- Lúa Nhật

Kg

7.600 - 8.000

 

- Nàng Hoa 9

kg

5.800 - 5.900

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

6.600

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

11.500 - 12.000

-

Nếp ruột

kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

5.600 - 5.800

-

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.800 - 5.900

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

kg

11.000 - 12.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

14.000 - 15.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

13.500 - 14.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

20.000

-

- Cám

kg

8.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 21/3 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay tiếp tục không thay đổi so với tuần trước đó. Gạo thơm Jasmine neo trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg, Gạo Sóc thường ở mốc 13.500 - 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài đi ngang khi thu mua với giá 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo nàng Nhen duy trì ở mốc 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài chững lại, giữ mức 19.000 đồng/kg và gạo trắng thông dụng đang có giá 14.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 21/3: Đi ngang trong ngày đầu tuần - Ảnh 2.

Nguồn: Long An

Bình ổn giá phân bón trong năm 2022

Từ cuối năm 2020 đến nay, giá phân bón liên tục tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nông dân. Riêng những tháng vừa qua, giá phân bón đã lập đỉnh, tạo nên mức giá cao nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây.

Cụ thể, giá urê đã tăng lên ngưỡng 18.000 đồng/kg; phân DAP được bán với giá 18.500 - 19.000 đồng/kg; NPK có giá 16.000 - 16.500 đồng/kg... So với năm 2021, giá bán phân DAP tăng 46%; phân MAP tăng 44%; kali tăng 102%. So với các năm trước đó, giá phân bón còn cao hơn rất nhiều.

Việc giá phân bón tăng là do giá nguyên liệu đầu vào như khí NH3, than, lưu huỳnh, axit H2SO4, quặng apatit, chi phí vận chuyển đều tăng, theo báo Sóc Trăng.

Bên cạnh đó, tác động từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine cũng khiến giá phân bón thế giới biến động mạnh. Nước ta phải nhập khẩu 100% phân kali, trong khi, Nga và Belarus chiếm hơn 40% sản lượng kali nhập khẩu. 

Do vậy, các lệnh hạn chế, cấm xuất khẩu một số mặt hàng phân bón chủ lực của Nga đã ảnh hưởng rất lớn đến giá, nguồn cung phân bón, nhất là kali và DAP. Trước đó, Trung Quốc cũng có lệnh hạn chế xuất khẩu đối với một số loại phân bón.

Chính vì Nga và Trung Quốc là hai thị trường chính nhập khẩu phân bón lớn của nước ta nên lệnh cấm, hạn chế xuất khẩu phân bón từ hai quốc gia này đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường phân bón trong nước.

Các chuyên gia kinh tế dự báo, thời gian tới, giá phân bón sẽ còn tiếp tục duy trì ở mức cao và việc nhập khẩu phân bón từ các nước như Nga, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo đánh giá, chi phí phân bón chiếm từ 40 - 50% chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Hiện, các tỉnh phía nam chuẩn bị bước vào sản xuất lúa vụ hè thu, các tỉnh phía bắc đang trong thời kỳ chăm bón lúa đông xuân cho nên nhu cầu sử dụng phân bón tăng cao. 

Trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, đầu ra của nông sản không ổn định, để góp phần bình ổn giá phân bón trong nước, nhiều ý kiến cho rằng, để tránh tình trạng đầu cơ, tích trữ nâng giá phân bón lên cao, cơ quan chức năng cần yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất phân bón minh bạch về sản lượng sản xuất, lượng tồn kho và số lượng hàng bán ra thời gian gần đây. 

Hiện nay, lượng phân bón vô cơ được sử dụng ở nước ta khoảng 753 kg/ha gieo trồng, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. Thậm chí tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lượng phân bón sử dụng trong gieo trồng lên tới 1.071 kg/ha, cao hơn 42% so với trung bình cả nước. 

Trong bối cảnh giá phân bón tăng cao, ngành nông nghiệp cần đưa ra những giải pháp thiết thực hơn nữa, hướng dẫn nông dân tiết kiệm triệt để chi phí sản xuất, sử dụng phân bón theo đúng quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó, nhà nông cần tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, vừa giảm chi phí đầu vào, góp phần cải tạo đất, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

Nhã Lam