Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Gạo nguyên liệu, thành phẩm quay đầu giảm
Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 21/4
Giá lúa gạo hôm nay
Theo khảo sát tại An Giang, giá lúa hôm nay (20/4) lặng sóng.
Theo đó, lúa IR 50404 có giá trong khoảng 6.300 - 6.400 đồng/kg. Lúa OM 5451 được thương lái thu mua với giá trong khoảng 6.400 - 6.500 đồng/kg. Giá lúa OM 18 trong khoảng 6.400 - 6.500 đồng/kg. Lúa Nàng Hoa 9 được thương lái thu mua với giá trong khoảng 6.600 - 6.800 đồng/kg. Lúa Đài thơm 8 có giá trong khoảng 6.800 - 6.900 đồng/kg. Giá lúa Nhật từ 7.800 đồng/kg đến 8.000 đồng/kg. Lúa Nàng Nhen (khô) có giá ổn định ở mức 13.000 đồng/kg. Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.
Mặt hàng nếp đi ngang. Trong đó, nếp AG (tươi) có giá trong khoảng 6.000 - 6.200 đồng/kg. Nếp Long An (tươi) có giá trong khoảng 6.500 - 6.700 đồng/kg. Giá nếp ruột trong khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg. Nếp AG (khô) tiếp tục tạm ngừng khảo sát.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước |
- Nếp AG (tươi) |
kg |
6.000 - 6.200 |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
6.500 - 6.700 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
6.300 - 6.400 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
6.800 - 6.900 |
- |
- Lúa OM 5451 |
kg |
6.400 - 6.500 |
- |
- Lúa OM 18 |
kg |
6.400 - 6.500 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
6.600 - 6.800 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
13.000 |
- |
Giá gạo |
|
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với cuối tuần trước |
- Nếp ruột |
kg |
15.000 - 16.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
11.500 - 12.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
22.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.500 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
18.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
15.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.000 |
- |
- Cám |
kg |
7.500 - 8.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 20/4 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm quay đầu giảm sau nhiều phiên tăng. Theo đó, giá gạo nguyên liệu giảm 100 đồng/kg xuống mức 9.450 đồng/kg. Tương tự, giá gạo thành phẩm cũng giảm 50 đồng/kg xuống còn 10.600 - 10.700 đồng/kg.
Tại chợ An Giang, giá gạo ổn định. Trong đó, giá gạo thường trong khoảng 11.500 - 12.500 đồng/kg. Gạo trắng thông dụng duy trì ở mức 14.500 đồng/kg. Gạo Sóc thường có giá 15.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Jasmine trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Hoa tiếp tục ở mức 18.500 đồng/kg. Giá gạo Sóc Thái duy trì ở mức 18.000 đồng/kg. Giá gạo thơm thái hạt dài được bán với giá trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg. Gạo Hương Lài có giá 19.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Đài Loan ở mức 20.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Nhen và gạo Nhật có cùng mức 22.000 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, giá cám trong khoảng 7.500 - 8.000 đồng/kg.
Cần Thơ: Thúc đẩy áp dụng cơ giới hóa gieo sạ chính xác
Hỗ trợ nông dân giảm lượng sử dụng giống hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) cùng các địa phương để tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, thúc đẩy việc áp dụng cơ giới hóa gieo sạ chính xác.
Giảm lượng giống gieo sạ là khâu quan trọng đầu tiên và là "chìa khóa" cho các giải pháp kỹ thuật tiếp theo nhằm có thể giảm mạnh lượng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhiều chi phí sản xuất đầu vào. Bởi gieo sạ lúa với mật độ quá dày vừa gây lãng phí giống vừa góp phần làm tăng các chi phí và tạo nhiều nguy cơ rủi ro trong quá trình sản xuất.
Những năm qua, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và sự vào cuộc tích cực của Bộ NN&PTNT cùng các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và các bên có liên quan, việc thực hiện giảm lượng giống trong gieo cấy lúa tại ĐBSCL đã đạt được nhiều kết quả tích cực, theo báo Cần Thơ.
Đặc biệt, từ năm 2016 Bộ NN&PTNT đã phát động "Chương trình giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ vùng ĐBSCL" gắn với việc tăng cường phối hợp các địa phương, doanh nghiệp hỗ trợ nông dân thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, dự án nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa và áp dụng các gói kỹ thuật "ba giảm, ba tăng" và "một phải, 5 giảm"… vào sản xuất. Qua đó, đã giúp giảm mạnh lượng sử dụng giống cùng nhiều chi phí sản xuất đầu vào, đồng thời tăng năng suất, chất lượng và giá bán lúa.