Giá lúa gạo hôm nay 15/8: Tiếp tục đứng giá trong ngày đầu tuần
Giá lúa gạo hôm nay
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (15/8) tiếp tục giữ mốc giá cũ. Cụ thể, lúa IR 50404 (tươi) hiện thu mua với giá 5.300 - 5.500 đồng/kg, IR 50404 (khô) đang có giá là 6.500 đồng/kg, Đài Thơm 8 đang thu mua với giá 5.700 - 6.000 đồng/kg, Nàng Hoa 9 neo trong khoảng 5.700 - 5.800 đồng/kg, Nàng Nhen (khô) đi ngang trong khoảng 11.500 - 12.000 đồng/kg, OM 5451 đang có giá 5.500 - 5.700 đồng/kg, lúa OM 18 dao động trong khoảng 5.800 - 6.000 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 7.000 - 7.200 đồng/kg.
Giá nếp hôm nay đi ngang trên diện rộng. Các mặt hàng như nếp Long An (tươi) hiện đang giao dịch với giá 6.200 - 6.300 đồng/kg, nếp AG (tươi) (5.800 - 6.000 đồng/kg), nếp AG (khô) (7.500 - 7.600 đồng/kg) và nếp ruột (14.000 - 15.000 đồng/kg) duy trì đi ngang trong ngày.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Lúa Jasmine |
kg |
- |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
5.300 - 5.500 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
kg |
5.700 - 6.000 |
- |
- Lúa OM 5451 |
kg |
5.500 - 5.700 |
- |
- Lúa OM 380 |
kg |
- |
- |
- Lúa OM 18 |
Kg |
5.800 - 6.000 |
- |
- Lúa ST 24 |
Kg |
- |
|
- Lúa Nhật |
Kg |
7.000 - 7.200 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
5.700 - 5.800 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
6.500 |
- |
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
11.500 - 12.000 |
- |
- Nếp ruột |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
6.200 - 6.300 |
- |
- Nếp AG (tươi) |
5.800 - 6.000 |
- |
|
- Nếp AG (khô) |
kg |
7.500 - 7.600 |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
- |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Gạo thường |
kg |
11.500 - 12.500 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
14.000 - 15.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
19.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
14.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
13.500 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
20.000 |
- |
- Cám |
kg |
7.000 - 8.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 15/8 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu ổn định. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 8.150 - 8.250 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm tiếp tục đi ngang ở mức 8.650 - 8.750 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá ổn định. Hiện giá tấm IR 504 đứng ở mức 8.500 - 8.600 đồng/kg; cám khô 8.500 - 8.550 đồng/kg.
Giá gạo bán lẻ tại chợ An Giang vẫn không ghi nhận thay đổi mới trong ngày đầu tuần. Theo đó, giá gạo thường hiện neo tại mốc 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen đi ngang với giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm Thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo thơm Jasmine có giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg, gạo Nhật chững lại tại mốc 20.000 đồng/kg và cám với giá là 7.500 - 8.000 đồng/kg.
Trà Vinh: Phát triển kinh tế nông nghiệp thân thiện môi trường
Mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3%/năm, thu nhập của người dân nông thôn cao gấp 2 lần so với năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm 1,5-2%/năm; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 70% xã nông thôn nâng cao, 40% xã nông thôn mới kiểu mẫu; 04/09 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; trong đó, ít nhất 01 đơn vị cấp huyện đạt nông thôn mới kiểu mẫu; tỉnh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trước năm 2025.
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về vai trò nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn phát triển mới; trong đó, chú trọng cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Tỉnh chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, vùng khó khăn về nước tưới, vùng sản xuất công nghệ cao.
Đồng thời ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông nội đồng, kết nối với các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn với đường tỉnh lộ để thúc đầy liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; phát triển hạ tầng phục vụ chuỗi bảo quản nông sản lạnh, vận chuyển nông sản tươi sống, bảo quản chế sau thu hoạch, nhất là kho dự trữ, bảo quản, kho lạnh, kho chứa lương thực, thực phẩm.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm; thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ số, quản lý chuỗi cung ứng nông sản ứng dụng công nghệ, mã hóa tất cả dữ liệu…
Địa phương cũng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, lao động trẻ nông thôn; chuyển giao nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo; khuyến khích nông dân tham gia hợp tác xã, phát triển hợp tác xã thành tác nhân kinh tế quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ, kết nối các thành phần trong chuỗi giá trị, đặc biệt là kết nối với doanh nghiệp.
Cùng với việc thực hiện đồng bộ các chính sách của Trung ương và tỉnh hỗ trợ nông dân về nguồn vốn, mua sắm máy móc, tích tụ đất đai, áp dụng công nghệ tiến tiến, tiếp cận thị trường… Địa phương tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính để huy động các nguồn lực đầu tư vào kinh tế nông nghiệp, theo báo Trà Vinh.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh Trần Trường Giang cho biết, giai đoạn này, tỉnh Trà Vinh hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường; tập trung thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của từng tiểu vùng theo 3 nhóm: nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm chủ lực đặc sản địa phương.