|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 13/3: Lúa OM 18 tăng nhẹ 100 đồng/kg, gạo ổn định

11:46 | 13/03/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (13/3) tăng nhẹ đối với lúa OM 18. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại chợ An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (13/3) tăng nhẹ. Ghi nhận cho thấy, lúa OM 18 tăng 100 đồng/kg, nâng giá bán lên mức 7.800 - 8.100 đồng/kg. Các giống lúa khác được thu mua với giá ổn định.

Cùng lúc, nếp có giá ổn định. Cụ thể, 7.700 - 8.000 đồng/kg là mức giá nếp Long An (tươi). Cao hơn là giá nếp 3 tháng (tươi) hiện đang trong khoảng 7.900 - 8.200 đồng/kg. Riêng hai loại nếp Long An (khô) và nếp đùm 3 tháng (khô) tiếp tục tạm dừng khảo sát trong hôm nay.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

7.900 - 8.200

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.700 - 8.000

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

-

-

- Lúa IR 50404

kg

7.400 - 7.500

-

- Lúa Đài thơm 8

kg

7.800 - 8.200

-

- Lúa OM 5451

kg

7.600 - 7.700

-

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.100

+100

- Nàng Hoa 9

kg

7.700 - 7.900

-

- OM 380

Kg

7.500

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

-

-

Giá gạo

ĐVT 

Giá bán tại chợ (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp ruột

kg

16.000 - 18.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.500

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

26.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.000 - 18.500

-

- Gạo Hương Lài

kg

21.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

19.500

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

20.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 13/3 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Theo ghi nhận tại chợ An Giang, giá gạo lặng sóng. Trong đó, gạo thường tiếp tục dao động trong khoảng 15.000 - 16.500 đồng/kg.

 

Đối với cám, giá bán tiếp tục đứng yên trong khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.

Ảnh: Lạc Yên

Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới, theo trang Công an Nhân dân.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ đạo đẩy nhanh việc xây dựng, nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và đưa thương lái vào chuỗi ngành hàng lúa gạo.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch vụ lúa Đông Xuân nhưng có hiện tượng doanh nghiệp chờ đợi giá lúa xuống thấp còn người dân mong muốn bán được giá cao. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm mất cơ hội xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập của người trồng lúa.

Ghi nhận tại các tỉnh ĐBSCL, hiện giá lúa giảm, tình trạng thương lái bỏ cọc khiến nông dân điêu đứng. Nông dân Nguyễn Văn Năm (ngụ huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) gieo sạ 1,5ha giống Đài Thơm 8 trong vụ lúa Đông Xuân. Khi lúa trổ đòng, thương lái đến đặt cọc toàn bộ diện tích là 3 triệu đồng, đồng thời “hợp đồng miệng” thu mua lúa với giá 9.000 đồng/kg, nhưng hiện nay, thương lái nói chỉ mua 7.800 đồng/kg, nếu không bán thì họ bỏ cọc. “Lúa chín phải thu hoạch mà tôi không có kho chứa nên bấm bụng bán với giá thấp hơn 1.200 đồng/kg so với trước khi giao kèo”, ông Năm than vãn.

Trong Chỉ thị số 10, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương vùng ĐBSCL đẩy nhanh việc xây dựng, nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT và các địa phương nghiên cứu xây dựng thí điểm các mô hình đưa thương lái vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa, gạo để vừa phát huy vai trò là cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp, vừa hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia chuỗi giá trị.

 

Lạc Yên

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.