|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo hôm nay 10/10: Nếp Long An tăng 100 đồng/kg, các mặt hàng khác có giá ổn định

12:03 | 10/10/2022
Chia sẻ
Giá lúa gạo hôm nay 10/10 ghi nhận đi ngang tại nhiều giống lúa, gạo và nếp. Riêng loại nếp Long An (khô) có giá tăng nhẹ 100 đồng/kg. Nhắc về lợi ích kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI), nông dân huyện Phú Xuân, Hà Nội có chút nuối tiếc khi chưa áp dụng SRI toàn phần.

Giá lúa gạo hôm nay

Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 11/10 

Giá lúa hôm nay (10/10) nhìn chung không có nhiều biến động mới so với ghi nhận vào cuối tuần trước.

Theo đó, giống lúa Nàng Hoa 9 đi ngang với giá 5.600 - 5.700 đồng/kg, Đài Thơm 8 ổn định trong khoảng 5.600 - 5.800 đồng/kg, giống lúa OM 5451 tiếp tục dao động trong khoảng 5.500 - 5.700 đồng/kg, IR 50404 đang bán với giá 5.300 - 5.500 đồng/kg, OM 18 chững lại với giá 5.500 - 5.700 đồng/kg và lúa Nhật tiếp tục neo trong khoảng 7.600 - 7.800 đồng/kg.

Thị trường nếp hôm nay ổn định với hầu hết các mặt hàng. Theo đó, Nếp AG (khô) hiện được giao dịch với giá 8.600 - 8.800 đồng/kg, nếp ruột tiếp tục được thu mua tại mức 14.000 - 15.000 đồng/kg. Riêng nếp Long An (khô) ghi nhận điều chỉnh nhẹ 100 đồng/kg lên mức 8.600 - 8.800 đồng/kg. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Lúa Jasmine

Kg

-

-

- Lúa IR 50404

Kg

5.300 - 5.500

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

5.600 - 5.800

-

- Lúa OM 5451

Kg

5.500 - 5.700

-

- Lúa OM 380

Kg

-

-

- Lúa OM 18

Kg

5.500 - 5.700

-

- Lúa Nhật

Kg

7.600 - 7.800

-

- Nàng Hoa 9

Kg

5.600 - 5.700

-

- Lúa IR 50404 (khô)

Kg

-

-

- Lúa Nàng Nhen (khô)

Kg

11.500 - 12.000

-

- Nếp ruột

Kg

14.000 - 15.000

-

- Nếp AG (khô)

Kg

8.600 - 8.800

 

- Nếp Long An (khô)

Kg

8.600 - 8.800

+100

- Nếp AG (tươi)

Kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

Kg

-

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Gạo thường

Kg

11.500 - 12.500

-

- Gạo Nàng Nhen

Kg

20.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

Kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo thơm Jasmine

Kg

15.000

-

- Gạo Hương Lài

Kg

19.000

-

- Gạo trắng thông dụng

Kg

14.000

-

- Gạo Nàng Hoa

Kg

17.500

-

- Gạo Sóc thường

Kg

13.500 -14.500

-

- Gạo Sóc Thái

Kg

18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

Kg

20.000

-

- Gạo Nhật

Kg

20.000

-

- Cám

Kg

7.000 - 7.500

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 10/10 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang) 

Giá gạo nguyên liệu, thành phẩm hôm nay có sự thay đổi nhẹ. Theo đó, giá gạo nguyên liệu tăng 50 đồng/kg lên mức 8.850 đồng/kg, gạo thành phẩm điều chỉnh tăng 100 đồng/kg, ghi nhận giá bán 9.400 đồng/kg. Mặt hàng phụ phẩm duy trì ổn định. Hiện giá tấm đang được giao dịch tại mức 9.100 đồng/kg và giá cám khô dao động trong khoảng 8.250 - 8.300 đồng/kg.

Tại chợ An Giang, giá gạo bán lẻ hôm nay duy trì ở mức cũ. Trong đó, gạo thơm Jasmine đang được bán với giá 15.000 đồng/kg, gạo Sóc thường ổn định trong khoảng 13.500 - 14.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen duy trì tại mức 20.000 đồng/kg, gạo Hương Lài không thay đổi giá với 19.000 đồng/kg, gạo thường duy trì trong khoảng 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài neo trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan cũng như gạo Nhật ổn định cùng mức 20.000 đồng/kg và giá cám đi ngang trong khoảng 7.000 - 7.500 đồng/kg. 

Hiện, nguồn cung lúa gạo đang giảm dần do thu hoạch lúa Hè Thu đã xong, trong khi đó lúa vụ Thu Đông bắt đầu thu hoạch lượng ít. Nguồn cung ít lại đẩy giá lúa gạo tăng và neo ở mức cao.

Ảnh minh họa: Thanh Thanh

Để nụ cười trên cánh đồng lúa SRI trọn vẹn

Dù đã triển khai kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI) được 6 năm, nhưng cánh đồng lúa tại HTX Nông nghiệp Phú Tân, xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội mới chỉ áp dụng được từng phần, theo báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Trong đó, khó khăn nhất là khâu tiêu và bơm nước theo từng giai đoạn của quy trình SRI. Điều này đã và đang gây thất thoát nhiều chi phí cũng như hạn chế các lợi ích mà kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến mang lại.

Anh Nguyễn Văn Chiến, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phú Tân cho biết, hệ thống thủy lợi nội đồng tại địa phương vẫn còn hạn chế do thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, thời gian dài canh tác khiến nhiều vị trí bị bồi lắng, gây khó khăn trong việc tiêu thoát nước khi bà con tổ chức gieo cấy hoặc có mưa bão xảy ra.

Ông Nguyễn Đức Trung, Phó Phòng Bảo vệ thực vật của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội nhận định, khó khăn lớn nhất hiện nay để đạt được SRI toàn phần là việc điều tiết nước trong ruộng theo từng thời kỳ.

Thời gian tới, Chi cục sẽ đề nghị Sở NN&PTNT và UBND thành phố sớm tạo điều kiện đồng bộ cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng trên địa bàn thủ đô để bà con nông dân chủ động trong khâu rút nước. Qua đó, giúp diện tích áp dụng SRI ngày càng được nâng lên.

Thanh Thanh